Cơ xương khớp

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Tìm hiểu về bệnh Gout

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.
Tìm hiểu về bệnh Gout
Tìm hiểu về bệnh Gout (Nguồn: Vinmec)

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung, Bác sĩ Cơ - Xương - Khớp, Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.


1. Cơ chế của bệnh

Do tăng axid uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy...)


Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại nếu acid uric máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán Gout. Không dùng acid uric làm tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.

2. Các đối tượng dễ mắc bệnh Gout

  • Nam giới (tỉ lệ nam/nữ: 9/1) béo phì, những người mắc hội chứng chuyển hóa, sử dụng nhiều bia rượu, ăn các thức ăn chưa nhiều purin như liệt kê dưới đây.
  • Ngoài ra còn hay gặp ở những người suy thận, trong khi điều trị một số thuốc chống lao, bệnh máu, bệnh ung thư hoặc dùng thuốc lợi tiểu kéo dài...

3. Triệu chứng bệnh Gout

  • Sưng đau đột ngột dữ dội một hoặc một vài khớp không đối xứng
  • Các khớp thường gặp là: khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân khác, khớp gối, khớp cổ chân. Có thể khớp khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay (ít gặp hơn), khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

4. Điều trị bệnh Gout


4.1. Chế độ dinh dưỡng


- Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); thịt xông khói; hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ ( trâu, bò, chó); thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)
- Tránh uống bia, rượu mạnh, có thể uống rượu vang (150ml/ngày)
- Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
- Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày ( nước khoáng kiềm)
- Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ
- Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng, cá đồng
- Vitamin C 500mg/ngày
- Không nên đi giày quá chật
- Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

4.2. Điều trị thuốc

Trong cơn cấp điều trị bằng các thuốc chống viêm. Điều trị lâu dài bằng các thuốc giảm acid uric huyết.
Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Phương pháp Chiropractic điều trị đau cơ xương khớp

Phương pháp Chiropractic điều trị đau cơ xương khớp

(Dân trí) - Chiropractic (hay trị liệu thần kinh cột sống) là phương pháp không dùng thuốc hay phẫu thuật để cải thiện tình trạng đau cơ xương khớp.
Talkshow "F5 Cơ xương khớp với Yoga" tại Ngày hội yoga Dân trí

Talkshow "F5 Cơ xương khớp với Yoga" tại Ngày hội yoga Dân trí

(Dân trí) - Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Kim Loan, diễn viên - huấn luyện viên yoga Quách Thu Phương chia sẻ lợi ích của yoga với xương khớp, kinh nghiệm tập luyện hiệu quả, vào sáng 12/8 tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Bệnh cơ xương khớp khi thời tiết chuyển mùa

Bệnh cơ xương khớp khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột, nền nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là ở người già. Điều đáng nói hơn, đây là căn bệnh “nhạy cảm” đặc biệt với những thay đổi của thời tiết và khó chữa trị dứt điểm…
USAC Chiropractic ra mắt chương trình cộng đồng cho người bệnh cơ xương khớp

USAC Chiropractic ra mắt chương trình cộng đồng cho người bệnh cơ xương khớp

(Dân trí) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình với mục tiêu trao cơ hội điều trị hoàn toàn miễn phí dành cho bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp đã được thực hiện với tên gọi Hành trình giải cứu bước chân do USAC Chiropractic tổ chức.
Nơi bệnh nhân cơ xương khớp trao gửi niềm tin

Nơi bệnh nhân cơ xương khớp trao gửi niềm tin

Cho đến thời điểm này, Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng (Trung tâm Cơ xương khớp) của Bệnh viện E Hà Nội vẫn là mô hình tích hợp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
Thông tin chia sẻ
Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng. Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, thậm chí dẫn tới tử vong.
Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?

Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?

Đau thắt ngực là cơn đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết. Trong một cơn đau thắt ngực, nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu không được đáp ứng trong một thời gian ngắn. Khi không còn nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu nữa, các triệu chứng đau thắt ngực cũng hết.
Kỳ tích sau… 40 năm

Kỳ tích sau… 40 năm

Anh Nguyễn Trọng Dũng, 43 tuổi, Khối 1 Thị trấn Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An phải chờ đến... 40 năm để có đôi chân bình thường.
Tìm hiểu về bệnh Gout

Tìm hiểu về bệnh Gout

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.
Có bệnh teo cơ Delta?

Có bệnh teo cơ Delta?

(vietnamnet.vn) Trong y văn thế giới, không có “bệnh teo cơ Delta”, chỉ có triệu chứng teo cơ Delta (deltoid muscle atrophy) và triệu chứng này được thấy ở nhiều loại bệnh khác nhau.