Tiêu hóa

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có lẽ đây là nỗi lo của các bạn có sỏi mật hoặc biết rằng mình có nguy cơ bị bệnh này. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đáp án cho câu hỏi trên.
Sỏi mật có nguy hiểm không?
Sỏi mật có nguy hiểm không? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại Vinmec Hải Phòng - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có lẽ đây là nỗi lo của các bạn có sỏi mật hoặc biết rằng mình có nguy cơ bị bệnh này. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đáp án cho câu hỏi trên và hơn thế nữa.

1. Nguyên nhân gây sỏi mật

Nguyên nhân gây sỏi mật có thể bao gồm:

  • Nhịn ăn: Túi mật của bạn có thể không tiết như bình thường
  • Giảm cân nhanh: Gan của bạn tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật.
  • Cholesterol cao
  • Béo phì: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và khó khăn trong làm rỗng túi mật.
  • Bạn uống thuốc tránh thai , liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng mãn kinh, hoặc đang mang thai. Nó có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.
  • Bệnh mãn tính: ví dụ như bệnh tiểu đường những người này có lượng chất béo trung tính cao hơn-nguy cơ sỏi mật cao.
  • Mang thai
  • Nhiều lần mang thai
  • Các vấn đề về máu tan máu (bệnh về máu dẫn đến thiếu máu)
  • Di truyền học

2. Biểu hiện của sỏi mật

Sỏi mật là loại sỏi được hình thành trong túi mật hoặc đường mật, gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân như:

  • Những cơn đau nhiều và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.
  • Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng phải hoặc thượng vị
  • Bệnh thường đau nhiều sau khi ăn hoặc về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ

Sỏi mật sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh kéo dài như: viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, ung thư túi mật... Do vậy, phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng với người bệnh.

3. Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật rất phổ biến. Khoảng 20% dân số sẽ phát triển sỏi mật trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, chỉ có 20-30 phần trăm phát triển thành các triệu chứng. Tuy nhiên nếu không kịp thời nguy hiểm sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm sau:

Sỏi mật có nguy hiểm không?
Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 1 đến 2 giờ hoặc nếu bạn bị sốt
  • Vàng da, vàng mắt
  • Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật
  • Viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật
  • Nhiễm trùng huyết , nhiễm trùng máu
  • Viêm tụy
  • Ung thư túi mật
  • Viêm túi mật cấp tính: Khi sỏi mật chặn ống dẫn mật từ túi mật, nó có thể gây viêm và nhiễm trùng trong túi mật. Điều này được gọi là viêm túi mật cấp tính. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế. Nguy cơ phát triển viêm túi mật cấp tính từ sỏi mật có triệu chứng là 1 đến 3% .

Các triệu chứng liên quan đến viêm túi mật cấp tính bao gồm:

  • Đau dữ dội ở bụng trên hoặc giữa lưng phải
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mất ngon miệng
  • Buồn nôn và ói mửa

4. Sỏi mật có nguy hiểm như bạn nghĩ?

4.1 Với số sỏi mật nhỏ

Một số sỏi mật nhỏ để lại túi mật và không gây tắc ống dẫn mật, không bị kẹt vào ruột non và theo phân đào thải ra ngoài. Để tránh sỏi phát triển to bạn nên thay đổi lối sống của mình như:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tránh giảm cân nhanh chóng.
  • Ăn một chế độ ăn uống chống viêm (ví dụ như nghệ)
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Uống các thực phẩm bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ. Vitamin C và lecithin là hai chất bổ sung mà bạn nên dùng để loại bỏ sỏi mật.

4.2 Trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật

Dưới đây là các biện pháp y khoa đối với trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật bạn có thể cân nhắc:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể loại bỏ túi mật bằng nội soi
Sỏi mật có nguy hiểm không
  • Phương pháp điều trị không phẫu thuật: Nếu bạn không thể phẫu thuật, bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định để hòa tan sỏi mật do cholesterol gây ra.
  • Sóng xung kích là một lựa chọn khác.Lithotripter là máy tạo ra sóng xung kích đi qua một người. Những sóng xung kích này có thể làm vỡ sỏi mật thành những mảnh nhỏ hơn.

5. Đồ ăn nên tránh để ngăn ngừa sỏi mật

Người bị sỏi mật cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ cũng như có một chế độ sinh hoạt hợp lý như:

  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải Cholesterol
  • Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A từ các loại hoa quả như táo, bưởi, dưa hấu...
  • Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể
  • Thường xuyên vận động và sinh hoạt điều độ hợp lý

Và cần hạn chế:

  • Ăn nhiều thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa...
  • Thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ làm tăng cholesterol
  • Hạn chế các loại gia vị gây kích ứng đường tiêu hóa như chua cay, mặn...

Sỏi mật là căn bệnh phổ biến và hay mắc phải nhưng phải ai cũng nhận biết được và điều trị. Đừng ngần ngại đi khám nếu bạn có những dấu hiệu của sỏi mật để được tư vấn và chữa trị sớm nhất. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Loại bỏ hàng chục viên sỏi mật với phương pháp “đột phá” trong chữa sỏi mật, PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh đường tiêu hóa và những hồi chuông báo động

Bệnh đường tiêu hóa và những hồi chuông báo động

(Dân trí) - Đau vùng thượng vị, buồn nôn, sụt cân không rõ nguyên nhân... là những dấu hiệu không ít người chủ quan khi gặp phải. Nhiều người không biết rằng đó có thể là những hồi chuông cảnh báo bất thường đường tiêu hóa cần phải đi khám.
Điều cần lưu ý để bảo vệ đường tiêu hóa trong dịp Tết

Điều cần lưu ý để bảo vệ đường tiêu hóa trong dịp Tết

(Dân trí) - Chỉ còn 20 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là thời điểm của các cuộc gặp gỡ, liên hoan sum họp gia đình, bạn bè. Điều này kéo theo loạt nỗi lo liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa.
Vấn đề tiêu hóa: Bệnh khó nói chốn công sở

Vấn đề tiêu hóa: Bệnh khó nói chốn công sở

(Dân trí) - Những vấn đề khó nói về tiêu hóa khiến giới công sở gặp không ít trở ngại trong công việc. Đây lại là một trong những căn bệnh phổ biến và phiền toái.
Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm?

Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm?

(Dân trí) - Những ngày gần Tết, các bữa tiệc tất niên, gặp gỡ diễn ra thường xuyên. Kiểm soát tần suất ăn uống và đảm bảo vệ sinh thực phẩm là yếu tố then chốt giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Stress: "Thủ phạm quen mặt" ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa

Stress: "Thủ phạm quen mặt" ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa

(Dân trí) - Hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với tâm trạng của con người. Căng thẳng (stress) có thể gây ra loạt các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm co thắt, đầy hơi, chán ăn, dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh lý tiêu hóa.
Thông tin chia sẻ
Xét nghiệm men gan

Xét nghiệm men gan

Đo hoạt độ ALT máu của tôi là 91,8 có phải cao quá không thưa bác sĩ
Hạn chế đau do cắt trĩ

Hạn chế đau do cắt trĩ

Ngồi nhiều, đứng lâu khiến dân công sở có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ làm giảm chất lượng cuộc sống. Bằng phương pháp Longo giúp hồi phục nhanh sau 1-2 ngày và ít tổn thương, bệnh nhân có thể yên tâm thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ.
Chọn "bạn" cho gan

Chọn "bạn" cho gan

Chọn những loại thực phẩm “hợp ý” với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của... rượu bia và khói thuốc.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ rất dễ bị mắc bệnh trĩ sau sinh do nhiều nguyên do. Điều trị nội khoa bảo tồn là phương pháp được ưu tiên do phù hợp và an toàn hơn với phụ nữ đang cho con bú. Nếu mức độ bệnh quá nặng thì cần can thiệp phẫu thuật.
Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có lẽ đây là nỗi lo của các bạn có sỏi mật hoặc biết rằng mình có nguy cơ bị bệnh này. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đáp án cho câu hỏi trên.