Tiêu hóa

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Chọn "bạn" cho gan

Chọn những loại thực phẩm “hợp ý” với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của... rượu bia và khói thuốc.
Chọn "bạn" cho gan
Chọn "bạn" cho gan (Nguồn: Vinmec)

Chọn những loại thực phẩm “hợp ý” với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của... rượu bia và khói thuốc.

Thực phẩm có lợi cho gan sẽ được phân thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm kích thích tiến trình khử độc cho gan và nhóm thứ hai là những loại thực phẩm giàu các chất kháng oxy hóa (antioxidants), nhờ vậy có tác dụng bảo vệ gan khi gan tiếp xúc với độc chất cũng như khi gan thực hiện chức năng khử độc chất. Dưới đây là các loại thực phẩm “hảo hạng” giúp cho gan khỏe mạnh.

Hành tỏi

Tỏi có chứa allicin. Đây là một hợp chất sulphur mà gan cần để tiến hành chức năng khử độc. Tỏi giúp gan “đuổi” những độc tố như thủy ngân, các phụ gia thực phẩm có độc tính, hoóc-môn estrogen...

Bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải...

Những loại rau cải này có “quyền lực” rất lớn trong việc giải độc gan. Những thực phẩm này có chứa những “siêu hóa chất” có khả năng trung hòa một số độc tố chẳng hạn như nitrosamines có trong khói thuốc và aflotoxin có trong đậu phộng. Những loại thực phẩm này cũng có chứa glucosinolates giúp cho gan sản xuất ra những loại enzymes mà gan cần cho tiến trình khử độc.

Chanh nóng

Sáng sớm uống một ly chanh nóng có thể giúp “dọn dẹp” gan, đồng thời kích thích gan hăng say hơn với trọng trách khử độc. Uống chanh nóng cũng kích thích sự tổng hợp mật giúp làm sạch bao tử và ruột, kích thích nhu động ruột.

Củ dền

Củ dền là bạn tốt của máu. Có tác dụng “hãm tài” các kim loại nặng, nhờ đó sẽ làm nhẹ đi gánh nặng của gan.

Những trái cây giàu chất kháng oxy hóa

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện tại Đại học Tuffs (Mỹ) cho thấy rằng những loại trái cây sau đây rất giàu các chất antioxidants như: mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê... Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan bình an vô sự trược tứ bề thọ... độc chất và các gốc tự do. Riêng táo tây có chứa thêm pectin có chức năng “vịn” lại những kim loại nặng (nhất là trong ruột) để “áp giải” chúng ra ngoài, xem như gánh vác một phần trách nhiệm nặng nề của gan.

A-ti-sô và tỏi (chứa allicin) tăng tổng hợp mật

A-ti-sô

Loại thực phẩm này giúp tăng sự tổng hợp mật. Một trong những nhiệm vụ của mật là loại bỏ độc tố ở ruột cũng như những vi sinh vật có hại.

Có những lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể tràn trề năng lượng cũng như sức khỏe tổng quát. Gan suy sẽ dẫn tới một số hệ lụy như mệt mỏi, nhức đầu, hơi thở có mùi khó ưa, dị ứng, xấu da, tăng trọng... Có qua có lại mới toại lòng nhau: gan đóng vai trò khử độc cho cơ thể; cơ thể cũng phải có trách nhiệm khử độc cho gan. Vì vậy, cần phải đưa vào cơ thể những loại thực phẩm mà gan cần để hoàn thành chức năng “hiệp sĩ”.

Theo SKDS - DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

(ĐH Dược Murdoch - Úc)

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh đường tiêu hóa và những hồi chuông báo động

Bệnh đường tiêu hóa và những hồi chuông báo động

(Dân trí) - Đau vùng thượng vị, buồn nôn, sụt cân không rõ nguyên nhân... là những dấu hiệu không ít người chủ quan khi gặp phải. Nhiều người không biết rằng đó có thể là những hồi chuông cảnh báo bất thường đường tiêu hóa cần phải đi khám.
Điều cần lưu ý để bảo vệ đường tiêu hóa trong dịp Tết

Điều cần lưu ý để bảo vệ đường tiêu hóa trong dịp Tết

(Dân trí) - Chỉ còn 20 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là thời điểm của các cuộc gặp gỡ, liên hoan sum họp gia đình, bạn bè. Điều này kéo theo loạt nỗi lo liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa.
Vấn đề tiêu hóa: Bệnh khó nói chốn công sở

Vấn đề tiêu hóa: Bệnh khó nói chốn công sở

(Dân trí) - Những vấn đề khó nói về tiêu hóa khiến giới công sở gặp không ít trở ngại trong công việc. Đây lại là một trong những căn bệnh phổ biến và phiền toái.
Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm?

Làm gì để hệ tiêu hóa không quá tải mùa tiệc tất niên cuối năm?

(Dân trí) - Những ngày gần Tết, các bữa tiệc tất niên, gặp gỡ diễn ra thường xuyên. Kiểm soát tần suất ăn uống và đảm bảo vệ sinh thực phẩm là yếu tố then chốt giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Stress: "Thủ phạm quen mặt" ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa

Stress: "Thủ phạm quen mặt" ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa

(Dân trí) - Hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với tâm trạng của con người. Căng thẳng (stress) có thể gây ra loạt các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm co thắt, đầy hơi, chán ăn, dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh lý tiêu hóa.
Thông tin chia sẻ
Xét nghiệm men gan

Xét nghiệm men gan

Đo hoạt độ ALT máu của tôi là 91,8 có phải cao quá không thưa bác sĩ
Hạn chế đau do cắt trĩ

Hạn chế đau do cắt trĩ

Ngồi nhiều, đứng lâu khiến dân công sở có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ làm giảm chất lượng cuộc sống. Bằng phương pháp Longo giúp hồi phục nhanh sau 1-2 ngày và ít tổn thương, bệnh nhân có thể yên tâm thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ.
Chọn "bạn" cho gan

Chọn "bạn" cho gan

Chọn những loại thực phẩm “hợp ý” với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của... rượu bia và khói thuốc.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ rất dễ bị mắc bệnh trĩ sau sinh do nhiều nguyên do. Điều trị nội khoa bảo tồn là phương pháp được ưu tiên do phù hợp và an toàn hơn với phụ nữ đang cho con bú. Nếu mức độ bệnh quá nặng thì cần can thiệp phẫu thuật.
Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có lẽ đây là nỗi lo của các bạn có sỏi mật hoặc biết rằng mình có nguy cơ bị bệnh này. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đáp án cho câu hỏi trên.