Mắt

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Vì sao bạn bị lác mắt?

Lác mắt là một bệnh lý mà hai mắt không nhìn cùng một điểm. Có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh mắt lác. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thị lực của bệnh nhân
Vì sao bạn bị lác mắt?
Vì sao bạn bị lác mắt? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Lác mắt là một bệnh lý mà hai mắt không nhìn cùng một điểm. Có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh mắt lác. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Ngoài ra, bị mắt lác còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

1. Lác mắt là gì?

Bệnh mắt lác (hay còn gọi là mắt lé) là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Một mắt nhìn thẳng về phía trước, trong khi đó mắt còn lại không nhìn thẳng mà nhìn theo 1 trong các hướng: Nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên trên, xuống dưới. Dựa vào mắt nhìn lệch mà có tên gọi khác nhau như mắt lác ngoài: mắt nhìn lệch nhìn ra ngoài Mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Theo một nghiên cứu, có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam bị mắt lác.

2. Cơ chế gây lác mắt

Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn ngoại lai để điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu bao gồm 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo bé, cơ chéo lớn). Các cơ giúp mắt di chuyển về bên phải, bên trái, lên trên, xuống dưới và xoay nhãn cầu.

Để hai mắt có thể nhìn vào một điểm, tất cả các cơ ở mỗi mắt phải hoạt động đồng thời và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Ở mắt bình thường, cả hai mắt cùng nhìn vào một điểm, hình ảnh thu được tại tế bào que được dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác đến trung khu thần kinh thị giác tại não. Tại đây, hình ảnh từ hai mắt sẽ được tổng hợp thành một ảnh ba chiều duy nhất - đây được gọi là thị giác tinh tế. Khi hai mắt không cùng nhìn vào một điểm, hai hình ảnh hai mắt được chuyển đến não bộ. Ở trẻ em, não sẽ loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch hoặc hình ảnh mờ hơn, từ đó trẻ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mắt nhìn thẳng hoặc mắt có hình ảnh rõ hơn. Ở người lớn, não bộ không thể loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch nên người bệnh sẽ nhìn đôi.

Bệnh mắt lác
Bệnh mắt lác là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau

3. Các nguyên nhân gây lác mắt

Do tổn thương ở dây thần kinh thị giác, trung khu thần kinh thị giác hoặc tổn thương tại cơ vận nhãn mà gây ra lác.

  • Nhược thị thực thể: đục thủy tinh thể,...
  • Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị không được điều trị.
  • Liệt cơ vận nhãn
  • Di truyền
  • Tổn thương não, tổn thương các dây thần kinh vận nhãn: Khối u
  • Bất thường về giải phẫu: Do cơ yếu hoặc bám bất thường so với vị trí giải phẫu, dị dạng hốc mắt.
  • Biến chứng của bệnh khác: Tiểu đường, chấn thương sọ não,...

4. Yếu tố nguy cơ

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tương tự
  • Mắc các tật khúc xạ: Viễn thị mà không được chữa trị thì nguy cơ mắc lác mắt sẽ cao hơn so với người được điều trị.
  • Bệnh lý nền: Down, bại não, đã từng có cơn đột quỵ, chấn thương sọ não, đái tháo đường,... thì nguy cơ mắc lác mắt cao hơn so với người bình thường.
Bệnh mắt lác
Bệnh mắt lác có yếu tố di truyền

5. Dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu của bệnh mà bạn có thể nhận ra như: hay nheo mắt khi nhìn hoặc vật ở phía trước nhưng vẫn phải liếc mắt.

Các cách kiểm tra:

  • Bạn đứng đối diện và nhìn thẳng vào mắt của người cần khám. Nếu bạn thấy hai mắt nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể là người được khám bị lác.
  • Bạn đưa cho trẻ một món đồ chơi mà bé thích, quan sát kĩ khi bé nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên không? Nếu có có thể trẻ đã bị lác.

Mắt lác mà xảy ra đột ngột, bệnh nhân thường có kèm triệu chứng song thị (nhìn đôi). Để giảm triệu chứng này, người bệnh có nghiêng đầu về một bên. Triệu chứng nhìn đôi giảm nhưng bệnh nhân luôn có xu hướng nghiêng đầu.

Với những trường hợp lác ẩn hay lác nhẻ, nhìn không thể phát hiện ra được. Khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cần kiểm tra định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được khám và điều trị sớm.

Bệnh mắt lác là bệnh lý dễ phát hiện, và cần phát hiện sớm nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Trẻ em dưới 3 tuổi, phát hiện sớm được bệnh thì sau khi điều trị tỉ lệ thành công lên đến 92%. Ở người lớn, lác mắt thường là một triệu chứng của bệnh hoặc biến chứng của một bệnh lý nền. Nhận biết được các dấu hiệu lác mắt, từ đó có thể phát hiện được các bệnh lý nền hoặc các bệnh gây lác mắt. Nếu bạn hoặc những người xung quanh có yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu mắt lác cần nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Mắt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Khám bệnh - Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Mở máy lạnh 24/24h tránh nóng, hàng nghìn người vào viện cầu cứu vì khô mắt

Mở máy lạnh 24/24h tránh nóng, hàng nghìn người vào viện cầu cứu vì khô mắt

(Dân trí) - Trong vòng 1 tháng, một bệnh viện ở TPHCM tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp đến khám khô mắt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng máy lạnh kéo dài.
"Bệnh từ miệng mà vào" - biết điều này để sống thọ khỏe mạnh

"Bệnh từ miệng mà vào" - biết điều này để sống thọ khỏe mạnh

(Dân trí) - Những gì bạn chọn ăn có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của bạn. Vì thế, nếu bây giờ chúng ta không coi ăn như là thuốc, thì đến một lúc nào đó sẽ phải uống thuốc như ăn.
4 công nhân ở TPHCM gặp nạn khi sửa đường cáp ngầm, 1 ca bỏng 80% vùng đầu

4 công nhân ở TPHCM gặp nạn khi sửa đường cáp ngầm, 1 ca bỏng 80% vùng đầu

(Dân trí) - Trong lúc sửa chữa đường dây cáp ngầm trên đường Dương Bạch Mai (quận 8, TPHCM), sự cố chập điện xảy ra khiến 4 công nhân bị bỏng, phải nhập Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác

(Dân trí) - Viêm mũi dị ứng thường khởi phát quanh năm hoặc theo mùa. Biết cách phân biệt viêm mũi dị ứng và bệnh hô hấp khác sẽ giúp điều trị đúng cách, chọn thuốc hỗ trợ phù hợp nhằm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bảo vệ sức khỏe an toàn.
Cục máu đông có thể gây đột quỵ, mù mắt: Dấu hiệu cảnh báo là gì?

Cục máu đông có thể gây đột quỵ, mù mắt: Dấu hiệu cảnh báo là gì?

(Dân trí) - Tình trạng huyết khối trong lòng mạch dễ dẫn đến hình thành các cục máu đông và gây tắc mạch ở bất kỳ cơ quan nào.
Thông tin chia sẻ
Mắt cũng cần tập thể dục

Mắt cũng cần tập thể dục

Ngồi làm việc hàng giờ với máy tính là một trong những nguyên nhân khiến “cửa sổ tâm hồn” uể oải và muốn đình công.
Dấu hiệu bất thường ở mắt

Dấu hiệu bất thường ở mắt

Đôi mắt là bộ phận rất quan trọng, bất kỳ bệnh lý nào ở mắt đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt như khô mắt, mỏi mắt, đau hốc mắt... sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và đề phòng nguy cơ biến chứng.
Vì sao bạn bị lác mắt?

Vì sao bạn bị lác mắt?

Lác mắt là một bệnh lý mà hai mắt không nhìn cùng một điểm. Có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh mắt lác. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thị lực của bệnh nhân
Viêm mắt tái phát có sao không?

Viêm mắt tái phát có sao không?

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi. Mẹ em bị viêm mắt, đã tới bệnh viện khám và được kê thuốc. Mẹ em uống thuốc thì đỡ nhưng vài ngày sau mắt lại bị sưng và mờ, không biết có làm sao không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Ngứa mắt dị ứng, phải làm sao?

Ngứa mắt dị ứng, phải làm sao?

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi triệu chứng ngứa mắt dị ứng làm sao mới bớt ạ?