Nội tiết

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Tiểu khó có nguy hiểm?

Tiểu khó không những gây khó chịu, khiến người bệnh bứt rứt, đau tức bụng dưới mà để lâu còn có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiểu khó có nguy hiểm?
Tiểu khó có nguy hiểm? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tiểu khó không những gây khó chịu, khiến người bệnh bứt rứt, đau tức bụng dưới mà để lâu còn có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Tiểu khó là gì?

Tiểu khó là tình trạng khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu mới ra được nước tiểu. Người bệnh thường phải đi vệ sinh rất lâu, cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Hơn nữa, người bị tiểu khó lại rất hay buồn tiểu, trung bình khoảng 15 - 30 sẽ buồn đi tiểu một lần. Tiểu khó có thể dẫn đến các trường hợp:

  • Tiểu không hết: là tình trạng vừa đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, vùng bụng dưới vẫn nặng và đau tức
  • Tiểu nhiều lần: thường xuyên muốn đi tiểu
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, nước tiểu rớt xuống chân, rặn mạnh mới ra nước tiểu
  • Tiểu gắt, đau khi đi tiểu

2. Nguyên nhân gây tiểu khó

Dương vật nam giới
Nguyên nhân gây hẹp cổ bàng quang phổ biến là do phì đại tiền liệt tuyến, thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi

Bình thường bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo và lỗ tiểu sẽ hoạt động nhịp nhàng giúp bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ống niệu đạo thông suốt, bàng quang co bóp nhịp nhàng, cổ bàng quang giãn nở tốt sẽ giúp cho hoạt động đi tiểu diễn ra ổn định. Khi một trong các cơ quan này có vấn đề bất thường sẽ làm cho quá trình đi tiểu bị ảnh hưởng, dẫn đến tiểu khó. Hay nói cách khác, nguyên nhân gây tiểu khó xuất phát ở các cơ quan kể trên:

  • Bàng quang co bóp không tốt: thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống, liệt bàng quang, người bị tai biến mạch máu não và bệnh nhân đái tháo đường.
  • Cổ bàng quang không giãn nở tốt: do hẹp cổ bàng quang, chai xơ cổ bàng quang

Trong đó, nguyên nhân gây hẹp cổ bàng quang phổ biến là do phì đại tiền liệt tuyến, thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi. Tiền liệt tuyến nằm ở đáy bàng quang, có kích thước khoảng 4x3cm, dày khoảng 2,5cm và nặng 20 gram. Tiền liệt tuyến có vai trò sản xuất chất nhờn, hỗ trợ quá trình tạo tinh dịch. Khoảng 45 - 70% nam giới lớn tuổi ở Việt Nam mắc phì đại tiền liệt tuyến. Tuyến tiền liệt nằm sâu bên trong bàng quang, bao quanh cổ bàng quang. Khi dòng nước tiểu chảy ra ngoài sẽ đi qua tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt lớn dần theo độ tuổi nam giới, kích thước càng tăng lên sẽ cản trở dòng nước tiểu, dẫn đến tiểu khó.

  • Tắc nghẽn niệu đạo: do có sỏi niệu đạo hoặc hẹp niệu đạo

3. Chẩn đoán tiểu khó

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu khó, do đó, khi có các triệu chứng tiểu khó kể trên, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chẩn đoán bệnh như:

  • Siêu âm kiểm tra kích thước tiền liệt tuyến, xác định thận có bị ứ nước hay không. Siêu âm ngã trực tràng sẽ giúp xác định chính xác kích thước tiền liệt tuyết, có thể kết hợp sinh thiết tiền liệt tuyến trong trường hợp nghi ngờ ung thư.
  • Xét nghiệm máu tìm PSA. Nếu lượng PSA của tiền liệt tuyến trong máu cao thì có thể nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến.
  • Chụp X - quang xác định nguyên nhân sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra, có thể chụp CT hoặc MRI để có kết quả chính xác hơn
  • Xét nghiệm máu tìm PSA (chất biểu hiện đặc trưng của tiền liệt tuyến), khi lượng PSA của tiền liệt tuyến ở trong máu cao thì nghi ngờ có ung thư tiền liệt tuyến.
  • Chụp X-quang để tìm nguyên nhân của sỏi đường tiết niệu, cần thiết sẽ chụp CT, MRI để chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn.
Khám bệnh
Siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X quang là những kỹ thuật có thể dùng trong chẩn đoán nguyên nhân tiểu khó

4. Điều trị tiểu khó

Tiểu khó cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, nước tiểu ứ đọng kéo dài không những gia tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây căng trướng hệ tiết niệu, dễ dẫn đến suy thận.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu khó. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng điều trị phù hợp.

  • Bàng quang co bóp kém: sử dụng thuốc kích thích co bóp bàng quang, điều trị bệnh gây yếu và liệt bàng quang
  • Sỏi ở niệu đạo: dùng máy tán sỏi, gắp sỏi
  • Hẹp niệu đạo: dùng máy xẻ rộng, làm rộng niệu đạo
  • Phì đại tiền liệt tuyến: điều trị bằng thuốc, phẫu thuật tùy theo từng giai đoạn

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Điều trị nội tiết ung thư vú

Điều trị nội tiết ung thư vú

Điều trị nội tiết trong ung thư thường được xem là phương pháp kìm tế bào. Cơ chế đáp ứng với điều trị nội tiết của các ung thư vẫn chưa được giải thích đầy đủ.
Cô gái 20 tuổi đột quỵ sau thời gian dùng nội tiết tố để chuyển giới

Cô gái 20 tuổi đột quỵ sau thời gian dùng nội tiết tố để chuyển giới

(Dân trí) - Bác sĩ cảnh báo, việc tự ý dùng nội tiết tố với mục đích chuyển giới ngoài trái quy định pháp luật còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, bao gồm cả đột quỵ.
Những bệnh nội tiết thường gặp ở phụ nữ

Những bệnh nội tiết thường gặp ở phụ nữ

(Dân trí) - Nữ giới dễ mắc các bệnh về hệ nội tiết như tiểu đường, suy giáp, cường giáp, viêm giáp… Điều này trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe, sắc đẹp và hạnh phúc của các chị em.
Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?

Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?

(Dân trí) - Điều trị nội tiết được biết đến là một phương pháp điều trị đích trong ung thư vú. Nó có thể khiến người bệnh có cơn nóng bừng mặt, khô rát âm đạo, loãng xương…
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Rối loạn nội tiết là chứng bệnh mà nhiều phụ nữ dễ gặp phải. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng...
Thông tin chia sẻ
Nhịn tiểu, nhiều tác hại

Nhịn tiểu, nhiều tác hại

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ lụy đáng kể mà nó có thể mang lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai. Trong thực tế, nhịn tiểu khá bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe cho đến khi nó trở thành một thói quen gây ra tác hại lâu dài như bí tiểu hoặc thậm chí tổn hại đến thận.
Tiểu khó có nguy hiểm?

Tiểu khó có nguy hiểm?

Tiểu khó không những gây khó chịu, khiến người bệnh bứt rứt, đau tức bụng dưới mà để lâu còn có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Định lượng canxi trong nước tiểu

Định lượng canxi trong nước tiểu

Nước tiểu là sản phẩm thải của cơ thể nhưng vẫn có giá trị chẩn đoán khá nhiều bệnh lý. Định lượng canxi trong nước tiểu là một ví dụ. Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm thường được ứng dụng khi nghi ngờ những rối loạn trong quá trình chu chuyển canxi của cơ thể.
Khắc phục chứng tiểu đêm thế nào?

Khắc phục chứng tiểu đêm thế nào?

Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh nhân phải thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Vậy tiểu đêm có nguy hiểm không và tiểu đêm nhiều uống thuốc gì thì khỏi?
Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

Em mới đi khám sức khỏe tổng quát thì kết quả bao là số lượng tiểu cầu thấp ( 82), như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ.