Da liễu

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Thế nào là viêm da tã lót?

Viêm da tã lót, hay còn gọi là ban da do tã, là vấn đề thường gặp trong nhi khoa, gây căng thẳng cho cả trẻ lẫn bố mẹ vì vấn đề tồn tại dai dẳng, dù đã chăm sóc cần mẫn bằng việc thay tã.
Thế nào là viêm da tã lót?
Thế nào là viêm da tã lót? (Nguồn: Vinmec)

Bài được viết bởi bác sĩ Bùi Thị Hằng - Bác sĩ Nhi tại Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Trung tâm Y học tái tạo và trị liệu tế bào - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm da tã lót, hay còn gọi là ban da do tã, là vấn đề thường gặp trong nhi khoa, gây căng thẳng cho cả trẻ lẫn bố mẹ vì vấn đề tồn tại dai dẳng, dù đã chăm sóc cần mẫn bằng việc thay tã. Viêm da do tã có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào có mặc tã nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi.

1. Tổng quan về viêm da tã lót

Nguyên nhân phổ biến gây viêm da do tã là viêm da do tiếp xúc kích ứng. Trong viêm da do tã kích ứng, tính toàn vẹn và hàng rào của da bị tổn thương bởi hai yếu tố chính: Độ ẩm tăng do môi trường tắc nghẽn của tã kết hợp với nước tiểu, phân và môi trường PH cao do tăng hoạt động của loại protease là lipase.

Triệu chứng của hăm tã: Ban đỏ, sần và vảy da vùng tiếp xúc trực tiếp với tã; bao gồm phần lồi của mông, đùi trong và cơ quan sinh dục.

Mục tiêu điều trị: Tạo điều kiện cho phần da tiếp xúc với tã duy trì tình trạng PH sinh lý của nó, hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng gây ra tổn thương da càng nhiều càng tốt.

Có nhiều phương pháp giúp đạt mục tiêu này; bạn có thể ghi nhớ dễ dàng theo các chữ viết tắt A, B, C, D, E (có nghĩa là Air - Thoáng mát, Barrier - Chống hăm, Cleansing - Làm sạch, Diaper - Tã và Education - Giáo dục).

Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, hướng dẫn xử trí
Nguyên nhân phổ biến gây viêm da tã lót là viêm da do tiếp xúc kích ứng.

2. Cụ thể các phương pháp tiếp xúc

  • A (Air time): Thời gian không khí, hay còn gọi là thời gian không mặc tã, có thể là thách thức đối với các gia đình khi thực hiện trong trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với không khí là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất đối với hăm tã. Nó làm gia tăng lưu thông không khí và làm khô vùng tã, ngăn các thành phần kích ứng của nước tiểu và phân bám vào da.

Có thể thực hiện thời gian không mặc tã ngắn sau khi thay tã hoặc khi tắm giúp làm cho vùng da tiếp xúc với tã khô hoàn toàn trước khi thay tã mới. Khi trẻ ngủ, có thể quấn hai cái khăn thay cho tã giúp cho khoảng thời gian không mặc tã của trẻ tăng lên. Phương pháp này dường như thành công hơn đối với trẻ nữ.

  • B (Barrier creams): Kem chống hăm thường là phương pháp điều trị đầu tiên, cha mẹ có thể lựa chọn một loại trong số rất nhiều lựa chọn trên thị trường. Các loại kem phổ biến và hiệu quả nhất bao gồm kẽm oxit, thuốc mỡ vitamin A và D. Cách sử dụng đúng là bôi kem lớp dày sau mỗi lần thay tã, không cần làm sạch hoàn toàn vùng da giữa mỗi lần sử dụng để tránh kích ứng do chà sát.
  • C (Cleansing): Khi làm sạch vùng da mặc tã, nên sử dụng sản phẩm có độ PH gần sinh lý và chà sát nhẹ nhàng. Đối với vùng da thô ráp hoặc bị tổn thương thì có thể sử dụng khăn ẩm.
  • D (Diaper): Nên thay tã thường xuyên, tối đa mỗi 2h, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây kích ứng với da và giữ cho da càng khô càng tốt. Các cha mẹ cũng có thể biết đến quan điểm tã bằng vải tốt hơn các tã dùng một lần. Tuy nhiên, các tã giấy dùng một lần hiện đại sử dụng lớp gel siêu thấm, lớp ngoài thoáng khí hơn và thiết kế tổng thể mỏng hơn, ôm sát cơ thể của trẻ đã làm giảm tần suất viêm da tã lót ở các nước phát triển. Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy tã vải có tác dụng bảo vệ làn da, làm giảm viêm da tã lót hoặc bảo vệ môi trường hơn tã dùng một lần.
  • E (Education): Giáo dục cho những người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của việc tuân thủ, nhất quán trong kế hoạch điều trị cho trẻ. Tránh sử dụng các sản phẩm có hại cho trẻ, ví dụ như bột bắp hoặc bột talc làm giảm độ ẩm của da, tăng ma sát với da vùng quấn tã, hoặc trong quá trình bôi thuốc có thể tạo ra các hạt bụi gây ra các bệnh hô hấp.
Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên để tránh hăm tã
Không mặc tã trong thời gian ngắn sau khi thay tã để tránh viêm da tã lót.

Thuốc chống nấm hoặc kem có chứa corticoid được sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhầm lẫn trong chẩn đoán hoặc góp phần gây kích ứng da do hóa chất. Các loại kem corticosteroid tại chỗ có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm nấm do làm suy yếu đi khả năng bảo vệ tự nhiên của da, gây ra tình trạng phát ban lan rộng hơn. Một vấn đề quan trọng nữa là giáo dục cho các gia đình cách sử dụng các loại kem chứa corticosteroid bôi tại chỗ vùng quanh hậu môn một cách an toàn để tránh những thay đổi về da lâu dài như da mỏng đi hoặc thay đổi sắc tố.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Cập nhật chẩn đoán, điều trị hàng loạt bệnh da liễu thường gặp

Cập nhật chẩn đoán, điều trị hàng loạt bệnh da liễu thường gặp

(Dân trí) - Ngày 25/2, BV Da liễu Trung ương ra mắt cuốn sách "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu". Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh da liễu được cập nhật, áp dụng cả cho tuyến cơ sở.
Chăm sóc sức khỏe làn da tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

Chăm sóc sức khỏe làn da tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

(Dân trí) - Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia ra đời với sứ mệnh mang tới cho khách hàng giải pháp điều trị các bệnh lý về da đảm bảo tính thẩm mỹ.
TPHCM: Vừa hết Tết, hàng ngàn người đi khám bệnh da liễu, bệnh tình dục

TPHCM: Vừa hết Tết, hàng ngàn người đi khám bệnh da liễu, bệnh tình dục

(Dân trí) - Chỉ trong 2 ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, một bệnh viện ở TPHCM đã tiếp nhận hàng ngàn trường hợp đến khám các bệnh lý về da, bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Da khô ráp và nứt nẻ mùa Tết: Bác sĩ da liễu chỉ cách bảo vệ nhan sắc

Da khô ráp và nứt nẻ mùa Tết: Bác sĩ da liễu chỉ cách bảo vệ nhan sắc

(Dân trí) - Theo bác sĩ, khi làn da tiếp xúc thời tiết khắc nghiệt của mùa khô hanh, bao gồm cả thời điểm Tết sẽ trở nên khô ráp, kích ứng và nứt nẻ. Ở trong nhà cũng không giúp cải thiện tốt hơn.
Thành lập Bệnh viện Da liễu Quảng Nam

Thành lập Bệnh viện Da liễu Quảng Nam

(Dân trí) - Chiều 27/2, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Sở Y tế Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Da liễu Quảng Nam. Bệnh viện thành lập trên cơ sở của Trung tâm Da liễu Quảng Nam.
Thông tin chia sẻ
Điều trị mụn thịt

Điều trị mụn thịt

Bác sĩ cho em hỏi có cách nào trị mụn thịt không? Vì mụn thịt hiện tại theo em tìm hiểu người ta hay dùng laser bắn, mà thường tỷ lệ tái phát rất cao và lây lan ra các vùng da khác. Như hồi trước em có đi trị mụn bằng phương pháp bắn CO2, thì các loại mụn nổi đều hết nhưng mụn thịt không trị được. Phải dùng đến collagen để chăm da.
Thế nào là mụn cóc phẳng?

Thế nào là mụn cóc phẳng?

Mụn cóc phẳng hình thành thông qua tiếp xúc trực tiếp với virus HPV và rất dễ lây lan. Virus gây ra mụn cóc có thể truyền nhiễm giữa người với người, hoặc bị lây HPV từ vị trí mọc mụn cóc phẳng ở tay sang những nơi khác trên cơ thể.
Thế nào là viêm da tã lót?

Thế nào là viêm da tã lót?

Viêm da tã lót, hay còn gọi là ban da do tã, là vấn đề thường gặp trong nhi khoa, gây căng thẳng cho cả trẻ lẫn bố mẹ vì vấn đề tồn tại dai dẳng, dù đã chăm sóc cần mẫn bằng việc thay tã.
Cảnh giác khi dương vật nổi mụn

Cảnh giác khi dương vật nổi mụn

Nhiều nam giới dù chưa hề quan hệ tình dục nhưng vẫn phát hiện dương vật nổi mụn ngứa. Đôi khi mụn nhỏ và mọc đơn lẻ, không gây ngứa song lại khiến dương vật bị chảy mủ. Trường hợp này, quý ông rất lo lắng nổi mụn ở dương vật là bệnh gì?
Vì sao bị nổi mụn nước trong miệng?

Vì sao bị nổi mụn nước trong miệng?

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi trong miệng mọc mụn như mụn nước nhưng không cảm thấy đau, cạy ra bên trong có nước nhờn là bị làm sao ạ? Cảm ơn bác sĩ.