Virus - Ký sinh trùng

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Lưu ý trong điều trị sốt virus

Sốt virus, còn gọi là sốt siêu vi, do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Với hơn 200 biểu hiện bệnh khác nhau, biểu hiện sốt virus và cách điều trị sốt virus làm sao cho nhanh khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Lưu ý trong điều trị sốt virus
Lưu ý trong điều trị sốt virus (Nguồn: Vinmec)

Sốt virus, còn gọi là sốt siêu vi, do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Với hơn 200 biểu hiện bệnh khác nhau, biểu hiện sốt virus và cách điều trị sốt virus làm sao cho nhanh khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. Tổng quan về sốt virus

Sốt virus có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tăng mạnh vào cao điểm mùa hè hoặc mùa mưa. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp và tiêu hóa nên dễ tạo thành dịch. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, đa phần trong số đó không nguy hiểm và có khả năng tự hồi phục. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp bị bội nhiễm nếu không tích cực điều trị sốt virus làm sao cho nhanh khỏi và dứt điểm.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh một thời gian, thời điểm đạt đến một mức độ đủ cao là lúc triệu chứng sẽ xuất hiện ra bên ngoài. Phụ thuộc theo nguyên nhân gây bệnh mà sốt virus có những biểu hiện đa dạng sau đây:

  • Ho: Triệu chứng đầu tiên, phổ biến và kéo dài nhất;
  • Hắt hơi và sổ mũi: Mức độ ngày càng nặng theo thời gian;
  • Sốt từ 38oC – 39oC, thậm chí 40oC – 41oC: Từng đợt sốt cao liên tục, chỉ cách nhau vài giờ. Hầu hết các trường hợp thuốc hạ sốt thông thường sẽ không phát huy tác dụng;
  • Đau đầu, nhức mỏi toàn thân: Biểu hiện rõ nhất ở người lớn mắc bệnh;
  • Quấy khóc, nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã: Có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ;
  • Họng đỏ: Đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp;
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể đau bụng, tiêu chảy, chất thải không có máu, chất nhầy;
  • Viêm kết mạc mắt: Mắt người bệnh thường đỏ và chảy nước;
  • Phát ban: Khi các nốt ban xuất hiện là đánh dấu sự phát bệnh, sốt cũng đỡ hơn;
  • Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, uể oải, nôn, ngứa và chảy mủ tai,...

Trong và sau khi sốt, cơ thể người bệnh sẽ đau nhức và mệt mỏi ở nhiều mức độ khác nhau, kèm theo đó là sưng phồng tuyến bạch huyết. Sau một thời gian ngắn sốt sẽ hạ và bệnh cũng thường tự thuyên giảm, song triệu chứng mệt mỏi và ho có thể kéo dài dai dẳng đến vài tuần.

Trẻ em
Quấy khóc có thể là dấu hiệu sốt virus ở trẻ nhỏ

2. Một số lưu ý về sốt virus và cách điều trị

2.1. Sốt virus nên dùng thuốc gì?

Trả lời cho câu hỏi “Sốt virus nên dùng thuốc gì?”, các bác sĩ cho rằng oresol là loại thường dùng với thông tin chi tiết như sau:

  • Thành phần: 20g glucose khan; 3,5g natri clorid; 2,9g natri citrat và 1,5g kali clorid;
  • Cách dùng: Pha 1 gói trong 1 lít nước đun sôi để nguội;
  • Liều lượng: Uống liên tục như trong ngày, tùy vào mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói một ngày.

Ngoài ra, có thể thay thế oresol bằng viên hydrite, thả 1 viên vào 200ml nước mỗi lần uống để bổ sung điện giải.

Nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen khi sốt > 38,5 độ C. Trong trường hợp này, paracetamol là lựa chọn phổ biến:

  • Hàm lượng: 10 – 20 mg/kg trọng lượng;
  • Liều lượng: Mỗi lần uống cách từ 4 – 6 tiếng;
  • Tác dụng: Ngăn ngừa việc tăng thân nhiệt.

Để chữa sốt virus làm sao cho nhanh khỏi, cần lưu ý pha và uống thuốc đúng tỷ lệ. Khi nồng độ quá loãng sẽ khiến chất điện giải không được cung cấp đủ lượng cần thiết; ngược lại nếu quá đặc sẽ gây ra tình trạng quá tải các chất điện giải.

2.2. Hỗ trợ hạ sốt không dùng thuốc

Mặc dù bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau từ 1 - 2 tuần, tuy nhiên cần lưu ý điều trị biểu hiện sốt tích cực, đặc biệt đối với ở trẻ em nhỏ. Cụ thể là:

  • Uống nhiều nước, ăn cháo muối loãng hoặc bú đầy đủ đối với trẻ nhũ nhi;
  • Nên ở trong phòng ấm, tránh gió lùa và không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với thân nhiệt;
  • Mặc quần áo đủ thoáng mát;
  • Thường xuyên lau người, lau khô mồ hôi bằng nước ấm, nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 3 – 4 độ C;
  • Không được tự ý dùng đá lạnh để chườm tại nhà;
  • Có thể kết hợp dùng miếng cao dán hạ sốt.

2.3. Một số lưu ý khác

Khám bệnh
Cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu sốt cao và co giật

Bệnh sốt virus và cách điều trị không quá phức tạp, song cần cẩn thận và ghi nhớ một vài lưu ý nhằm tránh làm cho bệnh nặng hơn. Chẳng hạn như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân

Trong thời gian nhiễm sốt virus sức đề kháng của bệnh nhân rất kém, cơ thể mệt mỏi khiến dễ mắc thêm các bệnh khác. Chính vì thế, việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ đóng vai trò rất cần thiết, giúp người bệnh ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm từ những loại virus khác. Bệnh nhân có thể tắm bằng nước ấm, sau đó lau thật khô người sau và thay quần áo mới sạch sẽ, thoáng mát.

  • Không lạm dụng các biện pháp hạ sốt

Các biện pháp hạ sốt tại nhà bệnh nhân cần tuyệt đối không lạm dụng bao gồm: Uống kháng sinh, uống thuốc hạ sốt liên tục, tự ý đi truyền dịch, dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau người. Bên cạnh đó, việc dùng dụng cụ xông họng quá nhiều cũng cần tránh vì có thể gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc mũi họng.

  • Đến thăm khám tại cơ sở y tế

Nếu sốt liên tục kéo dài 5 ngày trở lên, hoặc sốt cao trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không thấy tác dụng, hay thậm chí là xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn,... thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Để chữa sốt virus làm sao cho nhanh khỏi và an toàn, cần áp dụng những biện pháp điều trị đúng đắn theo chỉ định của bệnh viện, điều này cũng hạn chế được nguy cơ xảy ra biến chứng không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Điểm mặt "ổ bệnh" trong tiết canh

Điểm mặt "ổ bệnh" trong tiết canh

Sán lên não, sốt cao, xuất huyết hoại tử dưới da, nhiễm trùng huyết, viêm não, hoại tử cơ... là những căn bệnh đau đớn mà những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong tiết canh có thể tàn phá con người.
Sán dài 10m trong người vì mê nem sống, tiết canh

Sán dài 10m trong người vì mê nem sống, tiết canh

(Dân trí) - Bệnh nhân có sở thích ăn đồ tái sống và tiết canh với tần suất dày đặc. Chính vì thế, 10 năm trước người này đã phải điều trị bệnh giun sán.
Hy hữu: Đi chữa giun sán mới phát hiện... có thai

Hy hữu: Đi chữa giun sán mới phát hiện... có thai

(Dân trí) - Bệnh nhân có đến cơ sở y tế để thăm khám và chụp chiếu đã phát hiện có một ổ áp xe ở gan trái nghi ngờ căn nguyên do ký sinh trùng.
Học sinh liên tiếp ngộ độc: Ẩn họa trong những miếng sushi "siêu rẻ" vỉa hè

Học sinh liên tiếp ngộ độc: Ẩn họa trong những miếng sushi "siêu rẻ" vỉa hè

(Dân trí) - Thời tiết hiện nay rất dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn nếu sushi không bảo quản đúng, chưa kể đến vấn đề nguồn gốc nguyên liệu tạo nên các loại sushi này.
Cô gái lấy nước máy rửa mũi phải cấp cứu: Cảnh báo hậu quả vì ký sinh trùng

Cô gái lấy nước máy rửa mũi phải cấp cứu: Cảnh báo hậu quả vì ký sinh trùng

(Dân trí) - 2 ngày sau khi tự dùng nước máy rửa mũi trị bệnh tại nhà, cô gái 25 tuổi bị sưng phồng và ứ dịch ở tai, phải vào viện cấp cứu.
Thông tin chia sẻ
Đường lây truyền của virus Zika

Đường lây truyền của virus Zika

Virus Zika không chỉ lây truyền qua đường muỗi đốt mà cả các con đường khác như truyền máu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con với các biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban sần, đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc mắt,...
Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?

Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?

Tôi làm ở Vinschool times City. Con gái tôi 5 tuổi hiện đang bị sốt khá cao và kéo dài vài ngày rồi. Tôi đã đưa đi khám 3 bệnh viện, gần đây nhất là viện Bạch Mai. Bác sĩ báo kết quả là bé bị virus cúm A. Trước đó bé có bị viêm họng và đang uống kháng sinh, thuốc cho cúm thì bác sĩ bảo chưa cần, cũng không cần nằm viện. Giờ thấy cháu sốt mà nằm nhà thế này tôi lo lắng quá. Mong bác sĩ Vinmec tư vấn giúp tôi.
Liều dùng vắc-xin rotavirus như thế nào?

Liều dùng vắc-xin rotavirus như thế nào?

Chào bác sĩ, mình muốn hỏi một chút. Vừa rồi mình đưa bé đi tiêm phòng, ở bệnh viện bác sĩ cho uống Rota liều 2 cách liều 1 có 1 tháng như vắc-xin 6 trong 1, mà mình đọc trong bài đăng là để cách ít nhất 2 tháng? Bác sĩ giải đáp giúp mình, cảm ơn bác sĩ.
Lưu ý trong điều trị sốt virus

Lưu ý trong điều trị sốt virus

Sốt virus, còn gọi là sốt siêu vi, do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Với hơn 200 biểu hiện bệnh khác nhau, biểu hiện sốt virus và cách điều trị sốt virus làm sao cho nhanh khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bị nhiễm virus Zika, điều trị thế nào?

Bị nhiễm virus Zika, điều trị thế nào?

Virus Zika không chỉ gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh mà còn liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hội chứng tê liệt thần kinh Guillain-Barre, làm suy giảm trí nhớ hay gây vô sinh ở nam giới. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Zika. Vì vậy, mỗi người cần chủ động phòng chống bệnh Zika bằng cách phòng ngừa nguy cơ muỗi đốt.