Hội chứng

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Điều trị hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud có nguy cơ tái phát khi người bệnh tiếp với nước lạnh, dẫn tới sự co mạch ngoại vi. Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Điều trị hội chứng Raynaud
Điều trị hội chứng Raynaud (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Thạc sĩ - Bác sĩ Cao Thanh Tâm đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch

Hội chứng Raynaud có nguy cơ tái phát khi người bệnh tiếp với nước lạnh, dẫn tới sự co mạch ngoại vi. Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

1. Hội chứng Raynaud là gì?

Hội chứng Raynaud được phát hiện vào năm 1862, là tên gọi được đặt theo tên của người phát hiện ra nó - bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud. Raynaud thể hiện tình trạng co thắt một cách đột ngột ở các mạch máu nhỏ ngoại biên khi gặp phải stress hay lạnh, các mạch máu sẽ hẹp lại và hạn chế sự lưu thông máu đến các mô. Tình trạng này thường xảy ra ở ngón tay, ngón chân và đôi khi là ở tai, mũi hay núm vú của người bệnh... khiến những bộ phận này có sự biến đổi màu sắc và cảm giác.

Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải hội chứng Raynaud tím tái đầu chi, tuy nhiên, thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 20 - 40.
Hội chứng Raynaud được chia làm 2 loại:

  • Nguyên phát hay còn gọi là bệnh Raynaud: Mặc dù là bệnh thường gặp xong ít nghiêm trọng và không do bệnh lý nào gây ra.
  • Thứ phát hay còn gọi là hiện tượng Raynaud: Dạng này ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn và thường gây ra do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Tính đến thời điểm hiện tại thì y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud nguyên phát. Tuy nhiên, với dạng Raynaud thứ phát thì có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như:

  • Do các bệnh lý và biến chứng của bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus...
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, methylsergid, ergotamine...
  • Do người bệnh gặp phải chấn thương như gãy tay hoặc gãy chân...
  • Do lối sống không lành mạnh, thói quen hút nhiều thuốc lá làm co các mạch máu...

3. Biểu hiện cảnh báo hội chứng Raynaud

Biểu hiện cảnh báo hội chứng Raynaud thường diễn ra theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Da người bệnh trở nên tái nhợt hoặc có màu trắng do mạch máu bị co lại.
  • Giai đoạn 2: Da trở thành màu xanh tím do bị thiếu oxy.
  • Giai đoạn 3: Các mạch máu giãn ra và da trở nên đỏ hồng trở lại.

Hội chứng Raynaud tím tái đầu chi thường có sự tiến triển theo từng đợt và có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu cục bộ và làm tổn hại các vùng mô do mạch máu chi phối. Nếu người bệnh bị Raynaud thứ phát thì có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu chi cục bộ kéo dài và gây ra hiện tượng xơ chai hoặc nặng hơn là hoại tử đầu các ngón.

4. Chẩn đoán hội chứng Raynaud

Để có thể chẩn đoán chính xác hội chứng Raynaud tím tái đầu chi thì bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi người bệnh một số câu hỏi về tiền sử, triệu chứng, người bệnh cần miêu tả thật kỹ những biểu hiện đã xảy ra khi bị Raynaud vì chúng thường xảy ra rất nhanh.

Người bệnh có thể được chỉ định kiểm tra máu hoặc test những xét nghiệm khác để loại trừ một số căn bệnh có thể cũng gây ra những triệu chứng tương tự như Raynaud.

Chẩn đoán hội chứng Raynaud
Khi mắc hội chứng Raynaud tím tái đầu chi, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám

5. Bệnh Raynaud có chữa được không?

Rất nhiều người bệnh tỏ ra lo lắng không biết bệnh Raynaud có chữa được không. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị hội chứng Raynaud còn phụ thuộc vào thời gian, tần suất, mức độ nghiêm trọng của hội chứng Raynaud. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc có tính chất co giãn mạch, giúp tăng cường sự lưu thông máu và làm ngưng sự co thắt mạch máu nhỏ ở ngoại biên của người bệnh để giúp làm giảm các triệu chứng của Raynaud.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng Raynaud tím tái đầu chi như: Thuốc làm giảm co mạch, thuốc làm giãn mạch, thuốc ức chế tiểu cầu, thuốc ảnh hưởng đến cấu trúc mạch và một số nhóm thuốc sinh học....

  • Nhóm thuốc giãn mạch thường hay sử dụng nhất như diltiazem, nifedipin, amlodipin, nitric oxide - NO (nhóm nitrate) hoặc felodipin (thuốc chẹn canxi)...Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bằng các dạng thuốc dùng tại chỗ như miếng dán glyceryl trinitrate hay mỡ nitroglycerin 1-2%. Một điều cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này là cần theo dõi huyết áp.
  • Nhóm thuốc làm giảm hiện tượng co mạch có thể dùng để điều trị hội chứng Raynaud bao gồm: Enalapril, captopril, losartan...
  • Nhóm thuốc hỗ trợ cấu trúc mạch có thể sử dụng trong điều trị hội chứng Raynaud tím tái đầu chi như chất chống oxy hóa như probucol.
  • Nhóm thuốc ức chế tiểu cầu như aspirin, salicylates... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này lâu dài thì cần phải theo dõi tác dụng phụ đối với khả năng đông máu và dạ dày.

Việc điều trị hội chứng Raynaud hiện nay còn gặp phải nhiều khó khăn nên quan trọng vẫn là cần phải phòng bệnh, cần tránh các yếu tố ảnh hưởng xấu tới bệnh như tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh, rung lắc, stress, hút thuốc lá, chấn thương đầu chi... Nếu phải làm việc ngoài trời lạnh thì cần dùng các dụng cụ bảo hộ để giữ ấm cho bàn tay, bàn chân, thường xuyên kiểm tra đầu ngón tay, chân để phát hiện và điều trị kịp thời các vết thương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Thai phụ 26 tuổi chuyển màu da, nguy kịch khi sắp sinh vì hội chứng "hiểm"

Thai phụ 26 tuổi chuyển màu da, nguy kịch khi sắp sinh vì hội chứng "hiểm"

(Dân trí) - Sau khi da chuyển màu vàng, thai phụ sắp sinh được cơ sở y tế địa phương chẩn đoán viêm gan cấp, nhưng khi lên tuyến trên ở TPHCM lại phát hiện thêm một hội chứng rất nguy hiểm.
Bác sĩ mổ bắt con 650 gram vì hội chứng chỉ 0,1% thai phụ mắc phải

Bác sĩ mổ bắt con 650 gram vì hội chứng chỉ 0,1% thai phụ mắc phải

(Dân trí) - Bác sĩ cảnh báo, hội chứng này chỉ chiếm 0,1-1% những trường hợp mang thai nhưng gây ra biến chứng nguy hiểm tính mạng, dễ nhầm với các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý thận.
Hội chứng cận ung thư là gì?

Hội chứng cận ung thư là gì?

(Dân trí) - Hội chứng cận ung thư là những biểu hiện ở xa khu vực khối u, không phải là những biểu hiện tại chỗ cũng như do di căn. Hội chứng này nhiều khi xuất hiện từ rất sớm trước khi ung thư được phát hiện.
Hội chứng "cháy sạch"

Hội chứng "cháy sạch"

Thuật ngữ “burn-out” (cháy sạch) chỉ tình trạng cạn kiệt năng lượng như một cây nến đã cháy hết hay một bếp lửa đã tắt, chỉ còn tro tàn, lạnh lẽo. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng hội chứng “cháy sạch” có thể để lại những hậu quả nặng nề, trong khi không nhiều người có khái niệm về nó. Bác sĩ Cao Hồng Phúc, giảng viên khoa Y học Lao động, Học viện Quân y, Hà Nội đã chia sẻ thông tin về hội chứng này.
Những điều cần biết về hội chứng chân bồn chồn

Những điều cần biết về hội chứng chân bồn chồn

(Dân trí) - Hội chứng chân bồn chồn là một rối loại cảm giác vận động hay xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Rất khó mô tả hội chứng này cho những người chưa từng bị và đôi khi rất khó chẩn đoán.
Thông tin chia sẻ
Ăn gì để trị mất ngủ?

Ăn gì để trị mất ngủ?

Chào bác sĩ, con gái tôi năm nay 18 tuổi, vừa thi tốt nghiệp THPT xong. Đây là kì thi quan trọng nên cháu cũng khá chăm chỉ, thường xuyên học buổi tối và đêm nên hôm nào cũng tới 2h sáng mới đi ngủ. Bây giờ cháu đã thi xong mà vẫn ngủ muộn vây. mẹ nhắc thì bảo là bị mất ngủ. Tôi nghe nói có nhiều loại đồ ăn có thể tẩm bổ và giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ ăn gì để trị mất ngủ được?
Điều trị hội chứng Raynaud

Điều trị hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud có nguy cơ tái phát khi người bệnh tiếp với nước lạnh, dẫn tới sự co mạch ngoại vi. Raynaud có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Hội chứng Stickler là gì ?

Hội chứng Stickler là gì ?

Hội chứng Stickler là một nhóm các tình trạng di truyền được đặc trưng bởi vẻ ngoài đặc biệt trên khuôn mặt, bất thường về mắt, mất thính giác và các vấn đề về khớp. Một tính năng đặc trưng của hội chứng Stickler là khuôn mặt hơi phẳng. Sự xuất hiện này là do xương kém phát triển ở giữa mặt, bao gồm cả xương gò má và sống mũi. Một nhóm đặc điểm thể chất cụ thể được gọi là hội chứng Pierre Robin cũng phổ biến ở những người mắc hội chứng Stickler. Các vấn đề với xương cột sống cũng có thể xảy ra, bao gồm độ cong bất thường của cột sống (chứng cong vẹo cột sống) và các đốt sống bị dẹt (mắc chứng gai cột sống). Các nhà nghiên cứu đã mô tả một số loại hội chứng Stickler, được phân biệt bởi nguyên nhân di truyền, các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về hội chứng Stickler.
Mất ngủ có chữa được không ?

Mất ngủ có chữa được không ?

Chào Bác sĩ , cháu năm nay 20 tuổi là sinh viên năm 3, hiện tại công việc chính của cháu là học tập và có đi làm thêm. Công việc và việc học chiếm đa số thời gian, tuy nhiên cháu vẫn cân bằng được thời gian để nghỉ ngơi sinh hoạt và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên gần đây cháu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, stress, ngày ngủ gật không tập trung được mà đêm thì rất tỉnh táo, có thể chơi điện thoại liên tục không mỏi mắt? Bác sĩ có thể cho cháu biết là như vậy cháu có bị mắc bệnh mất ngủ không ạ?
Mất ngủ có phải là bệnh?

Mất ngủ có phải là bệnh?

Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi là nhân viên văn phòng. Các năm trở lại đây, tôi thường xuyên mất ngủ mặc dù cố cải thiện bằng cách tập thể dục, thay đổi chế độ ăn. Vậy trường hợp mất ngủ của tôi có phải là bệnh và có cần điều trị không? Cảm ơn bác sĩ!