Nhi - Sơ sinh

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Chăm sóc trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân
Chăm sóc trẻ bị sốt
Chăm sóc trẻ bị sốt (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Phương Hòa Bình - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn

1. Thân nhiệt khi trẻ sốt

Bình thường thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và cao hơn vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch, hoặc tập thể dục. Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1oC so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ > 38°C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, > 37,5 °C khi đo ở nách. Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm, là bệnh nặng. Đôi khi đó là một dấu hiệu tốt, khi đó là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân. Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng. Ngược lại có trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 39°C. Khi sốt > 41°C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não. Sốt thường đi kèm với một vài dấu hiệu khác nhưng có khi chỉ có sốt đơn thuần.

Chăm sóc trẻ bị sốt

2. Xử trí khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ không nên lo lắng quá, có thể tự điều trị cho trẻ bằng cách:

  • Lau mát và uống thuốc hạ sốt.
  • Uống thêm nước các loại, đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng lượng bú lên vì trong sữa mẹ đã có nước.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa.

Cách lau mát


Khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt thì có thể lau mát. Lau mát rất có hiệu quả nếu lau đúng cách. Không phải lau mát là dùng nước mát hay nước lạnh để lau cho trẻ mà dùng nước ấm.

Cách 1: Lau bằng khăn. Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.

Cách 2: Tắm nước ấm là cách tốt hơn. Cho trẻ bị sốt ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5-7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng. Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện gì khác kèm theo không?

Cần quan sát trẻ bị sốt :

  • Tinh thần có vui tươi, chơi đùa không?
  • Ăn uống, nôn ói, tiêu tiểu thế nào?
  • Có ho, thở nhanh, thở khó, thở bất thường không?
  • Có giảm sốt khi uống thuốc hạ sốt không?
  • Có đau hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào không?
  • Có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, chơi ngoan, sắc da hồng hào, ăn uống bình thường, hết sốt trong vòng 2 ngày và không có dấu hiệu gì khác.

Cách dùng thuốc hạ sốt:

Khi trẻ bị sốt vừa hoặc sốt cao và khi lau mát không hiệu quả: Cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng/ 1 lần. Cách nhau 4 - 6 giờ/ 1 lần nếu còn sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.

Chăm sóc trẻ bị sốt

3. Nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi

Trẻ bị sốt có các dấu hiệu bất thường như: Không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhày máu.

  • Sốt cao khó hạ.
  • Sốt kéo dài trên 2 ngày
  • Trẻ sơ sinh ≤ 2 tháng tuổi
  • Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào.

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Triệu chứng sốt do viêm amidan ở trẻ em và cách xử lý
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
27 điều dưỡng đầu tiên nhận chứng chỉ điều dưỡng nhi sơ sinh quốc tế

27 điều dưỡng đầu tiên nhận chứng chỉ điều dưỡng nhi sơ sinh quốc tế

(Dân trí) - Sáng 19/8, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ trao chứng chỉ điều dưỡng chuyên sâu nhi sơ sinh quốc tế cho 27 điều dưỡng đầu tiên. Đây là dự án mở đường trong lĩnh vực đào tạo điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhi sơ sinh.
Lần đầu tiên thành công kỹ thuật thở máy không xâm nhập trên bệnh nhi sơ sinh đẻ non

Lần đầu tiên thành công kỹ thuật thở máy không xâm nhập trên bệnh nhi sơ sinh đẻ non

(Dân trí) - Một bệnh nhi sơ sinh đẻ non 29 tuần tuổi, nặng 1,4kg bị suy hô hấp tiến triển, đe dọa tử vong đã được kịp thời can thiệp thở máy không xâm nhập. Đây là lần đầu tiên BV Đa khoa Lào Cai thực hiện thành công thở máy ở trẻ em.
Vụ 4 trẻ sinh non tử vong: Tạm dừng tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh

Vụ 4 trẻ sinh non tử vong: Tạm dừng tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh

(Dân trí) - Trước mắt BV không tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị tại Đơn nguyên sơ sinh, để tiếp tục kiểm soát nhiểm khuẩn cho tới khi đảm bảo đủ điều kiện thì BV mới nhận bệnh nhân điều trị. Các khoa, phòng khác, BV vẫn tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị bình thường.
Tìm ra vi khuẩn kháng thuốc mạnh ở bệnh nhi sơ sinh chuyển lên tuyến trên

Tìm ra vi khuẩn kháng thuốc mạnh ở bệnh nhi sơ sinh chuyển lên tuyến trên

(Dân trí) - PGS.TS Trần Minh Điển, Phó chủ tịch hội đồng khoa học vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh cho biết, trong 8 trẻ được chuyển đến BV Nhi Trung ương, đã cấy ra vi khuẩn trong máu của 2 bệnh nhi nặng. Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc nên việc điều trị đặt vào tình trạng tối đa.
Bé sơ sinh 24 ngày tuổi ở Hải Dương mắc Covid-19 đã khỏi bệnh

Bé sơ sinh 24 ngày tuổi ở Hải Dương mắc Covid-19 đã khỏi bệnh

(Dân trí) - Đây là bệnh nhi sơ sinh nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam mắc Covid-19. Sau 10 ngày điều trị, trẻ đã có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần.
Thông tin chia sẻ
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Cho đến thời điểm hiện nay, ở các nước tiên tiến, vàng da bệnh lý sơ sinh và những hậu quả di chứng thần kinh do bị tăng bilirubin máu, không còn là vấn nạn cần tập trung nghiên cứu.
Thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh

Xin cho tôi biết thêm về thóp trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rụng rốn phải làm sao?

Trẻ sơ sinh rụng rốn phải làm sao?

Bé nhà em được 6 ngày thì rụng mài rốn. Khi bật nắp mài thấy trong rốn có 1 cục thịt nhỏ. Giữa rốn nhầy nhầy màu xanh ạ. Sau đó rốn gom gom khô từ từ. Em lo lắng không biết như vậy có bất thường gì k ạ! Mài rốn bé thì nghe có mùi hôi
Chăm sóc trẻ bị sốt

Chăm sóc trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân
Phthalates có an toàn cho trẻ?

Phthalates có an toàn cho trẻ?

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm như đồ chơi, chất tẩy rửa, dầu bôi trơn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và các chế phẩm tạo mùi thơm khác. Rất nhiều người đã có các sản phẩm phụ phthalate trong nước tiểu của mình. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về chúng và hiểu cách chúng đi vào cơ thể như thế nào?