Thần kinh

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Bàng quang thần kinh là bệnh gì?

Bàng quang thần kinh là tình trạng mất chức năng bàng quang do một phần hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bàng quang mất chức năng khiến quá trình đi tiểu, tống nước ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng.
Bàng quang thần kinh là bệnh gì?
Bàng quang thần kinh là bệnh gì? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận.

Bàng quang thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do một phần hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bàng quang mất chức năng khiến quá trình đi tiểu, tống nước ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng.

1. Bệnh bàng quang thần kinh là gì?

Bàng quang là tạng rỗng, có hình cầu. Đây là bộ phận có chức năng lưu giữ và tống nước tiểu ra ngoài. Thông thường, chu kỳ tiểu tiện của con người sẽ là lưu giữ và tống xuất. Bàng quang sẽ chứa nước tiểu với một áp suất thấp khi hai loại cơ cùng giãn cùng với khả năng đàn hồi của thành bàng quang sẽ kích hoạt bàng quang giãn ra dưới áp suất thấp đó. Đồng thời, các cơ sẽ thắt lại, đủ để ngăn chặn không cho nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài.

Khi não bộ truyền tín hiệu muốn đi tiểu, bàng quang sẽ tiến hành xuất nước tiểu bằng cách các cơ vòng giãn ra. Nếu một trong hai hoạt động này có vấn đề bất thường sẽ dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.

Bàng quang thần kinh là bệnh lý gây mất chức năng bàng quang do tổn thương ở hệ thống thần kinh. Bệnh nhân bị bàng quang thần kinh sẽ có bàng quang hoạt động kém, không thể co lại và giãn ra nhịp nhàng để giữ và tống xuất nước tiểu. Hoặc ngược lại là bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên co lại, không phối hợp với các cơ quan khác của bàng quang.

bang-quang-than-kinh-la-benh-gi-1
Có rất nhiều nguyên nhân gây bàng quang thần kinh

2. Nguyên nhân gây bệnh bàng quang thần kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bàng quang thần kinh, bao gồm:

  • Các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng trực tiếp tới tủy sống như: Tật nứt đốt sống, bất sản xương cùng, các bất thường cột sống
  • Khối u trong xương chậu hoặc khối u trong tủy sống;
  • Chấn thương gây tổn thương tủy sống.
  • Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: đột quỵ, phẫu thuật cột sống, bệnh Parkinson
  • Biến chứng của các bệnh lý khác như tiểu đường, giang mai, bại liệt...

3. Dấu hiệu của bệnh bàng quang thần kinh

Triệu chứng của bệnh bàng quang thần kinh bao gồm:

  • Mất khả năng kiểm soát đi tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Tiểu nhỏ giọt
  • Tiểu khó
  • Bí tiểu
  • Ứ nước tiểu quá lâu có thể gây mất khả năng co cơ bàng quang, giảm sự phối hợp giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu
  • Thận ứ nước.

Cơ bàng quang khi giãn và mở để lưu trữ nước tiểu, không có khả năng phối hợp với sự thả lỏng của cơ thắt niệu đạo và sự co thắt cơ bàng quang hoặc mất khả năng giãn cơ vòng niệu đạo dẫn đến tăng áp lực bàng quang. Tăng áp lực bàng quang đồng nghĩa với tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận, tổn thương thận. Người bệnh có khả năng mắc sỏi tiết niệu do nước tiểu bị nhiễm khuẩn và ứ đọng.

Khi nước tiểu căng từ bàng quang dẫn đến hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản. Hiện tượng này sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thận nặng do nước tiểu bị nhiễm khuẩn từ bàng quang tiếp xúc với thận gây viêm thận bể thận.

bang-quang-than-kinh-la-benh-gi-2
Bàng quang thần kinh gây bí tiểu

4. Chẩn đoán bệnh bàng quang thần kinh như thế nào?

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh bàng quang thần kinh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết và một số kỷ thuật để chẩn đoán bàng quang thần kinh như :

  • Xét nghiệm máu , nước tiểu
  • Đo thể tích nước tiểu tồn lưu
  • Đo áp lực bàng quang ( Cystometrogram)
  • Soi bàng quang
  • Chụp X-quang đường tiết niệu, siêu âm hệ tiết niệu , chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định hoạt động của não.

Bàng quang thần kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh, trong đó phải kể đến sự bất tiện, khó chịu do chức năng đi tiểu bị rối loạn. Để xác định đúng tình trạng bệnh và điều trị bàng quang thần kinh dứt điểm, sớm trở lại cuộc sống bình thường, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ tại các bệnh viện lớn có uy tín.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Mắt tổn thương nặng vì đắp đậu xanh chữa zona thần kinh

Mắt tổn thương nặng vì đắp đậu xanh chữa zona thần kinh

(Dân trí) - Nhiều trường hợp mắc bệnh zona vùng mặt, vùng ngực tự ý điều trị tại nhà bằng cách đắp lá, đậu xanh, thuốc tím, tự bôi đắp thuốc không đúng làm bệnh nặng thêm và để lại nhiều biến chứng.
TPHCM: Người phụ nữ 30 tuổi loét khắp cơ thể vì... bệnh thần kinh

TPHCM: Người phụ nữ 30 tuổi loét khắp cơ thể vì... bệnh thần kinh

(Dân trí) - Vào viện với tình trạng có nhiều vết loét khắp người, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên và rối loạn lo âu.
Đà Nẵng có trung tâm phẫu thuật thần kinh, ghép tạng gần 1.000 tỷ đồng

Đà Nẵng có trung tâm phẫu thuật thần kinh, ghép tạng gần 1.000 tỷ đồng

(Dân trí) - Ngày 27/2, UBND TP Đà Nẵng đã bàn giao, đưa vào sử dụng 2 công trình y tế trọng điểm tại Bệnh viện Đà Nẵng. Hai công trình được khởi công năm 2019 bằng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Cô gái 19 tuổi bị tổn thương thần kinh cổ vì hít bóng cười suốt 4 tháng

Cô gái 19 tuổi bị tổn thương thần kinh cổ vì hít bóng cười suốt 4 tháng

(Dân trí) - Hít bóng cười có chứa khí N2O trong vòng 4 tháng liên tục, nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa bị tổn thương thần kinh tủy sống cổ.
Phẫu thuật khôi phục nét mặt cho bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7

Phẫu thuật khôi phục nét mặt cho bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7

(Dân trí) - Sau điều trị ung thư tuyến mang tai, ông Gilbert Engelmann (75 tuổi, quốc tịch Pháp) bị liệt dây thần kinh số 7 khiến nửa gương mặt bất động và biến dạng. Các bác sĩ FV đã tái tạo các cơ mặt bị liệt, khôi phục nét mặt cho ông.
Thông tin chia sẻ
Triệu chứng viêm đa dây thần kinh

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh

Viêm đa dây thần kinh là hệ quả của những tổn thương trên dây thần kinh ngoại biên. Dù có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, triệu chứng lại khá tương đồng với những cảm giác khó chịu ở chân hoặc tay như tê, đau, châm chích và cả mất khả năng vận động.
Hậu quả của suy nhược thần kinh

Hậu quả của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng phổ biến hiện nay đối với tất cả mọi người đặc biệt là những người lao động trí óc, với nguyên nhân là do những chấn thương về tâm lý kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống học tập, làm việc và những sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, hậu quả của suy nhược thần kinh để lại cũng rất phức tạp
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm tổn thương mắt và giác mạc, mất thị lực, tổn thương da, đau tai, mất thính giác, tê liệt mặt, viêm phổi, viêm não.
Bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Bệnh zona là một tình trạng gây ra bởi virus varicella-zoster - cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh zona không phải là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên, virut varicella-zoster (VZV) rất dễ lây lan và nếu bạn bị bệnh zona, bạn có thể truyền virus cho người khác.
Bàng quang thần kinh là bệnh gì?

Bàng quang thần kinh là bệnh gì?

Bàng quang thần kinh là tình trạng mất chức năng bàng quang do một phần hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bàng quang mất chức năng khiến quá trình đi tiểu, tống nước ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng.