Cứu sống thai nhi ngôi ngược kèm 3 vòng dây rốn quấn cổ

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI tiếp nhận trường hợp thai nhi trong tình thế ngôi ngược cùng 3 vòng dây rốn quấn cổ. Các bác sĩ đã tiến hành mổ đẻ cho thai phụ, đưa em bé ra an toàn ở tuần thai thứ 36.

Hy hữu trường hợp thai nhi ngôi ngược, kèm 3 vòng dây rốn quấn cổ

Sản phụ Đào Cẩm Nhung đăng ký theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI. Mọi việc diễn ra thuận lợi cho đến gần cuối thai kỳ, thai nhi bất ngờ quay đầu nằm ở vị trí ngôi ngược, nguy hiểm hơn, em bé còn có đến 3 vòng dây rốn quấn cổ.

Cứu sống thai nhi ngôi ngược kèm 3 vòng dây rốn quấn cổ - 1
Sản phụ Đào Cẩm Nhung là một trong số ít trường hợp gặp phải tình trạng thai nhi ngôi ngược và bị dây rốn quấn cổ 3 vòng (Ảnh TCI).

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Sản của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, trường hợp dây rốn quấn cổ có thể gây suy thai, ngạt sau sinh, thậm chí là thai lưu. Thai nhi của chị Nhung còn bị ngôi ngược rất nguy hiểm, vì thế mức độ ảnh hưởng sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Nếu không xử lý đúng thời điểm, sẽ gây tổn thương cho thai nhi, người mẹ sẽ chuyển dạ khó khăn hơn và có thể phải đối mặt với các tai biến trong quá trình sinh.

"Nhận thấy đây là một ca sinh với tỷ lệ nguy cơ rủi ro cao, đội ngũ bác sĩ TCI đã tiến hành hội chẩn và đánh giá. Tại thời điểm 36 tuần, thai nhi của chị Nhung đã phát triển đầy đủ các bộ phận, sức khỏe của mẹ được theo dõi ổn định, nếu mổ lấy thai giai đoạn này sẽ hạn chế được tối đa nguy hiểm cho hai mẹ con. Vì vậy, ê-kíp đã quyết định tiến hành mổ đẻ cho chị Nhung, đưa em bé ra ở tuần thai thứ 36", bác sĩ Hà cho hay.

Hành trình giải cứu em bé

Bác sĩ Hà cho biết, điều gây khó khăn cho ê-kíp mổ là ngôi thai ngược cùng tình trạng dây rốn quấn cổ 3 vòng có thể khiến thai nhi bị ngạt hoặc giảm nhịp tim bất kỳ lúc nào. Vì vậy, ca sinh cần đảm bảo đồng thời 2 yếu tố: thời gian mổ nhanh chóng và kỹ thuật mổ chính xác để không làm ảnh hưởng đến thai nhi là điều tiên quyết. 

Theo đó, ca mổ của chị Nhung bắt đầu dưới sự điều phối khẩn trương của đội ngũ bác sĩ. Suốt quá trình mổ lấy thai của chị Nhung, bác sĩ Hà đã thực hiện chuẩn xác, toàn bộ ê-kíp dồn sức tập trung để ứng biến kịp thời nếu ca mổ có phát sinh vấn đề.

Cứu sống thai nhi ngôi ngược kèm 3 vòng dây rốn quấn cổ - 2
Bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI mổ cấp cứu thai nhi (Ảnh TCI).

Trải qua những giờ phút căng thẳng, cả em bé và chị Nhung đều an toàn. Em bé chào đời khỏe mạnh, phản xạ tốt với số cân nặng 3,5kg. Sau khi ca mổ kết thúc, cả 2 mẹ con được chăm sóc và theo dõi tại phòng lưu viện của Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI. Sau 3 ngày, sức khỏe của mẹ và bé ổn định và được xuất viện về nhà.

Cứu sống thai nhi ngôi ngược kèm 3 vòng dây rốn quấn cổ - 3
Em bé đã chào đời an toàn, khỏe mạnh trong niềm vui của gia đình chị Nhung (Ảnh TCI).

Bác sĩ Hà nhấn mạnh, dây rốn quấn cổ và ngôi ngược sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho quá trình phát triển của thai nhi cũng như việc sinh nở của mẹ. Vì vậy, để hạn chế sự nguy hiểm, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn và chăm sóc kịp thời. 

Chị Đào Cẩm Nhung là một trong những trường hợp hiếm gặp, nếu không được chẩn đoán kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, do thăm khám và theo dõi sát sao tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI trong suốt thai kỳ, hai mẹ con đã vượt cạn an toàn.

Sức khỏe chủ động là chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.

Tháng 5 mừng sinh nhật, Thu Cúc TCI giảm tới 45% chi phí cho dịch vụ thai sản trọn gói và tặng quà trị giá 1 triệu đồng. Liên hệ 19005588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.