1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. TPHCM vào mùa mưa

Hàng triệu người ùn ùn đổ về Hà Nội, Sài Gòn

(Dân trí) - Chiều 1/5, sau kỳ nghỉ lễ dài, hàng vạn sinh viên và lao động ngoại tỉnh lại ùn ùn đổ về thủ đô và TP.HCM. Các chuyến xe khách, xe buýt đều trong tình trạng quá tải. Các con đường cửa ngõ vào thủ đô và thành phố lớn nhất Việt Nam lại ùn tắc.

TP.HCM: Kẹt xe, tắc đường
Dòng xe đổ về bến xe An Sương nằm tại cửa ngõ phía Tây thành phố
Dòng xe đổ về bến xe An Sương nằm tại cửa ngõ phía Tây thành phố

Dòng xe đổ về bến xe An Sương nằm tại cửa ngõ phía Tây thành phố

Ghi nhận tại cửa ngõ phía Tây thành phố, lượng phương tiện tăng đột biến. Hàng chục chiếc xe khách, xe buýt nối đuôi nhau vào bến xe An Sương. Trên tất cả các xe đều chật kín người.

Trên quốc lộ 22 nối TP.HCM với tỉnh Long An, Tây Ninh, hàng ngàn phương tiện đổ dồn về làm giao thông tại tuyến đường này gặp khá nhiều khó khăn. Do đoạn đường đi lại gần và việc các hãng xe khách “cháy tuyến” nên nhiều người chọn giải pháp đi xe máy để chủ động thời gian quay lại thành phố sau những ngày nghỉ lễ.

Theo lãnh đạo bến xe An Sương, dù lượng phương tiện vào bến tăng đột biến nhưng vẫn nằm trong sự dự liệu từ trước. Lực lượng bảo vệ bến xe cũng được tăng cường trong chiều 1/5 để ổn định trật tự, hướng dẫn giúp hành khách lên xe buýt túa đi các hướng.

Cảnh ngột ngạt trên một chuyến xe
Cảnh ngột ngạt trên một chuyến xe
Mệt mỏi trở lại Sài Gòn
Mệt mỏi trở lại Sài Gòn

Mệt mỏi trở lại Sài Gòn

Chị Đỗ Thị Tuyết Nhi (28 tuổi, quê Long An) cho biết; do sợ kẹt xe nên chị trở lại thành phố từ khá sớm nhưng lên xe thì bị nhồi nhét như “nêm cối”. Xuống được tới bên xe, chị Nhi tơi tả nhưng vẫn phải bắt tiếp xe buýt về Linh Trung (quận Thủ Đức) để chuẩn bị cho ngày làm việc sắp tới.

Sau chặng đường vất vả, nhiều người tiếp tục hành trình về nơi ở

Sau chặng đường vất vả, nhiều người tiếp tục hành trình về nơi ở

Tại bến xe Miền Tây, lượng người trở lại thành phố sau những ngày nghỉ khá đông, giao thông tại các tuyến đường dẫn vào bến xe này có ùn tắc cục bộ tại một số điểm nhưng không đáng kể. Riêng khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố, đoạn qua Suối Tiên (quận 9) các phương tiện nối đuôi nhau xếp thành hàng dài. Cảnh sát giao thông đã có mặt phân luồng hướng dẫn hàng ngàn phương tiện vào bến xe Miền Đông theo lộ trình được định sẵn, tránh ùn tắc.

Cửa ngõ phía Đông của thành phố cũng đông ngẹt

Cửa ngõ phía Đông của thành phố cũng đông ngẹt

Cửa ngõ phía Đông của thành phố cũng đông ngẹt
Gian nan nhất là những người vào trở lại thành phố bằng phà Cát Lái

Gian nan nhất là những người vào trở lại thành phố bằng phà Cát Lái

Điểm “nóng” nhất về tình hình ùn tắc đến chiều tối 1/5 là khu vực bến phà Cát Lái (quận 2). Hàng ngàn người vẫn mắc kẹt tại đây. Hành trình trở về sau những ngày “xả hơi” của hàng vạn người càng trở nên căng thẳng, vất vả hơn khi cơn mưa nặng hạt đổ xuống vào chiều cùng ngày.

Hà Nội: Chen chân về phố

Sau những ngày lễ vắng vẻ và thông thoáng, phố phường Hà Nội và các con đường từ ngoại thành đến nội thành lại bắt đầu trở nên đông đúc, nhộn nhịp và hối hả. Hàng vạn sinh viên và lao động ngoại tỉnh ùn ùn kéo về thủ đô. Tại các tuyến đường ngoại thành, nhất là các tuyến đường cửa ngõ, cảnh tượng lộn xộn, ùn tắc lại tái diễn.

Bến xe Gia Lâm quá tải hành khách đổ về Hà Nội
Bến xe Gia Lâm quá tải hành khách đổ về Hà Nội

Các tuyến đường dẫn vào nội thành cũng tái diễn tình trạng ùn tắc cục bộ
Các tuyến đường dẫn vào nội thành tái diễn tình trạng ùn tắc cục bộ

Khu vực đông đúc, ngột ngạt nhất là cửa ngõ Giải Phóng - Pháp Vân với 2 bến xe lớn: Bến xe Nam Hà Nội và Bến xe Giáp Bát. Hàng trăm chuyến xe khách đủ loại từ các tỉnh thành đổ về cùng các tuyến xe buýt hối hả đổ khách. Từng đoàn xe máy từ các tỉnh của lũ lượt chen chúc đổ về thành phố trong tiếng còi xe inh ỏi gây ra tình trạng hỗn loạn.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, lái xe khách từ Nghệ An ra Hà Nội toát mồ hôi cho biết xe của anh nhận khách đặt chỗ từ trước đã kín hết. Dọc đường đi thấy hai bên đường người xếp hàng dài vẫy xe mà không còn chỗ. Tuyến đường 1A ra Hà Nội thì đông gấp mấy ngày thường. Nhiều loại phương tiện cùng chạy khiến tái xế lúc nào cũng phải căng mắt nhìn mới tránh được tai nạn.

Tuyến đường vành đai ba nối từ Giáp Bát đến Phạm Hùng chiều nay luôn trong tình trạng quá tải. Ô tô tải, khách, xe con xếp thành hàng hai, hàng ba kéo dài ở những nút giao thông. Người điều khiển xe máy phải lao lên vỉa hè tìm cách đi vào nội thành.

Xe buýt trở thành nỗi kinh hoàng của sinh viên sau mỗi dịp nghỉ lễ
Xe buýt trở thành nỗi kinh hoàng của sinh viên sau mỗi dịp nghỉ lễ

Tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm, tình trạng đông đúc, chen lấn cũng không khác là mấy. Do khu vực bến xe có diện tích nhỏ trong khi lượng xe khách, xe buýt ra vào quá lớn tạo ra cảnh tượng khá lộn xộn. Lực lượng CSGT phải căng mình ra mới có thể điều tiết giao thông tại các ngã tư và nhắc nhở những người điều khiển xe máy đến đón người thân đứng lộn xộn trước cổng bến chắn đường xe khách hết sức nguy hiểm.

Hàng nghìn hành khách đổ về bến trong khi phần lớn phải tranh nhau mới lên được xe buýt để có một chỗ đứng ra khỏi bến. Thậm chí, nhiều tuyến xe như tuyến 54, tuyến 22, lượng khách đông đến nỗi nhiều người phải đánh đu lên cả cánh cửa cũng không len vào được xe. Đến khi phụ xe phải quát tháo, khách mới chịu xuống đợi tuyến sau.

Hành khách đi xe buýt chủ yếu là sinh viên về quê. Nhiều bạn không những mang cặp sách mà còn mang xách lỉnh kỉnh bao, túi. Những ai vào tận trong bến xe Gia Lâm để đón xe buýt cũng còn mướt mồ hôi mới lên được xe. Tại các bến xe buýt dọc đường, những người đứng đợi nhìn lượng khách trên xe cũng đã "phát hãi". Thậm chí, nhiều xe bỏ bến, không dừng bởi có dừng xe cũng không có chỗ mà len chân lên được.

Nhiều người đành thà cuốc bộ chứ không đợi chen lên xe buýt
Nhiều người đành thà cuốc bộ chứ không đợi chen lên xe buýt

Lực lượng xe ôm hùng hậu tại các bến xe được một ngày bận rộn
Lực lượng xe ôm hùng hậu tại các bến xe được một ngày bận rộn

Chứng kiến cảnh tượng xe buýt lặc lè khách, nhiều người có tuổi, phụ nữ đi kèm con nhỏ rất ngao ngán. Chị Nguyễn Thị Thủy đưa con nhỏ về quê từ Phú Thọ xuống Hà Nội ngám ngẩm: “Nhà tôi quá xa bến, cũng định bắt xe buýt nhưng nếu có một mình còn cố được. Có con nhỏ, tôi đành cắn răng đi taxi. Không biết đến bao giờ mới thoát được khỏi cảnh chan lấn xô đẩy nhau thế này”.

Sau một hồi chờ đợi bất lực, nhiều người chọn cách đi bộ nếu nhà gần. Những ai ở xa trong nội thành buộc phải đi xe ôm, taxi. Vì vậy, đội xe ôm tại các bến xe được ngày đắt khách, không cần mỏi miệng chèo kéo như mọi ngày.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại các bến xe cửa ngõ vào nội thành Hà Nội:

Các bến xe đều chật kín người.
Các bến xe đều chật kín người.
Các bến xe đều chật kín người
Ai cũng tay xách nách trở về thủ đô mang sau kỳ nghỉ lễ.
Ai cũng tay xách nách trở về thủ đô mang sau kỳ nghỉ lễ.
Ai cũng tay xách nách mang trở về thủ đô mang sau kỳ nghỉ lễ
 
Một cậu sinh viên hơn hở vì vừa thoát khỏi chuyến xe khách kinh hoàng.
Một cậu sinh viên hớn hở vì vừa thoát khỏi chuyến xe khách kinh hoàng

Nhưng những chuyến xe buýt ngay sau đó đã trở thành nỗi ám ảnh.
Nhưng những chuyến xe buýt ngay sau đó đã trở thành nỗi ám ảnh

Nhiều người kiệt sức sau khi chen lấn, xô đẩy.
Nhiều người kiệt sức sau khi chen lấn, xô đẩy.
Nhiều người kiệt sức sau khi chen lấn, xô đẩy

Những người cao tuổi khó khăn tìm cách nào thành phố.
Những người cao tuổi khó khăn tìm cách nào thành phố.
Sự mệt mỏi trên gương mặt một người phụ nữ lớn tuổi.

Trở về Hà Nội bằng xe máy cũng không dễ dàng.
Trở về Hà Nội bằng xe máy cũng không dễ dàng.
Trở về Hà Nội bằng xe máy cũng không dễ dàng

 Anh Thế - Xuân Thái - Thế Phong