Răng hàm mặt

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không?

Chào bác sĩ. Con nhà em được 8 tháng tuổi, bé ăn ngủ tốt và vẫn tăng cân đều. Tuy nhiên, đến nay con vẫn chưa mọc răng mặc dù các bé khác chỉ 5, 6 tháng là mọc răng rồi.
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? (Nguồn: Vinmec)

Chào bác sĩ. Con nhà em được 8 tháng tuổi, bé ăn ngủ tốt và vẫn tăng cân đều. Tuy nhiên, đến nay con vẫn chưa mọc răng mặc dù các bé khác chỉ 5, 6 tháng là mọc răng rồi. Mong bác sĩ giải đáp giúp em trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Khi nào em cần đưa con đi khám? Em xin cảm ơn.

Phạm Ngọc (Thủy Nguyên, Hải Phòng)

Xin chào Phạm Ngọc. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư của Bệnh viện ĐKQT Vinmec. Với vấn đề trẻ 8 tháng chưa mọc răng mà bạn thắc mắc, BSCK II Trần Thị Linh Chi - Phó Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng giải đáp như sau:

1. Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Cha mẹ không nên quá lo lắng

Ở trẻ em, thông thường, tất cả 20 thân răng sữa đã hình thành và nằm trong xương hàm. Sau khi sinh được một khoảng thời gian, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra khỏi xương hàm và nướu. Mỗi bé thường cần từ 2,5 - 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa này.

Việc mọc răng sữa của trẻ thường tuần theo một quy trình nhất định, cụ thể như sau:

  • Từ 6 đến 10 tháng đầu đời, bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa.
  • Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12, bé mọc hai chiếc răng cửa trên tiếp theo, thường gọi là 2 chiếc răng thỏ.
  • Khi bé được 9 - 13 tháng tuổi sẽ mọc tiếp 2 chiếc răng cửa trên tiếp theo. Như vậy khi được 1 tuổi, các bé thường mọc được 6 chiếc răng cửa, trong đó có 4 răng hàm trên.
  • Khi bé được 10 - 16 tháng tuổi, bé sẽ mọc tiếp hai chiếc răng cửa dưới.
  • Sau khi mọc hết 8 răng cửa, từ tháng thứ 13 - 19, bé sẽ mọc tiếp hai răng hàm trên ở vị trí lùi về phía trong.
  • Tiếp đến, khi bé được khoảng 14 - 18 tháng tuổi, bé sẽ mọc 2 răng hàm dưới.
  • Từ tháng 16 - 22 là khoảng thời gian bé mọc hai răng nanh hàm trên để lấp đầy vị trí bỏ trống.
  • Từ tháng 17 - 23, bé sẽ mọc tiếp 2 răng nanh hàm dưới và có một nụ cười toàn răng rất đẹp.
  • Cuối cùng, từ tháng thứ 25 - 33, các bé sẽ mọc nốt 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Khi nào cần đưa con đi khám?
Bé 8 tháng chưa mọc răng có thể do sinh lý hoặc di truyền, còi xương, suy dinh dưỡng.

Như vậy là theo như quy trình trên, trẻ 8 tháng chưa mọc răng cũng chưa phải là quá muộn. Có các bé mọc 2 răng cửa đầu tiên sớm khi mới 4, 5 tháng tuổi. Cũng có những bé mọc 2 chiếc răng này muộn hơn ở 9 - 10 tháng tuổi. Thậm chí, một số bé đến 11 - 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Vì vậy, bạn Ngọc không nên quá lo lắng vì con mình chưa mọc răng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng

Nếu các bé chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt thì không đáng lo ngại, bởi đó là chậm mọc răng sinh lý.

Trong trường hợp bé chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: Chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,... thì mẹ nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.

Thông thường, trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu chất.
  • Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.
  • Do bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như lười ăn, tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không sâu giấc, bẹp hộp sọ, thóp rộng,... Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục.

3. Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng: Mẹ nên làm gì?

Trường hợp của bé nhà bạn Ngọc, bé đã 8 tháng tuổi chưa mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt thì đây có thể do vấn đề sinh lý. Tuy nhiên, để yên tâm, bạn vẫn nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân.

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Khi nào cần đưa con đi khám?
Cha mẹ cần cho bé ăn dặm đa dạng, đủ chất.

Trong trường hợp trẻ 8 tháng chưa mọc răng do bị còi xương, suy dinh dưỡng, ngoài phác đồ điều trị bằng thuốc và thực phẩm chức năng bác sĩ đưa ra, bạn Ngọc nên áp dụng một số điều sau:

  • Cần cải thiện chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bé đa dạng, đủ chất. Gia tăng khẩu phần ăn hàng ngày cho bé, ưu tiên các thực phẩm có chất béo, thức ăn động vật, chế phẩm từ sữa,...
  • Mỗi bát thức ăn của bé cần thêm 1 - 2 thìa dầu ăn để tăng khả năng hấp thụ canxi, vitamin D.
  • Cho bé tắm nắng từ 15 đến 30 phút, vào trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều mỗi ngày để tăng khả năng tổng hợp vitamin D, nhờ đó giúp bé hấp thụ canxi được tốt hơn.
  • Nếu bé đang bú sữa mẹ thì các mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem để bé tăng hấp thu dưỡng chất qua sữa mẹ.
  • Nếu bé uống sữa bột, không nên pha sữa cho con bằng nước bột, nước rau củ, nước cháo hay nước khoáng vì điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không. Bạn Ngọc nên quan sát thêm, nếu sau tháng thứ 10 - 12, bé vẫn chưa mọc răng thì nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW trước nguy cơ đóng cửa vì... hết thuốc tê

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW trước nguy cơ đóng cửa vì... hết thuốc tê

(Dân trí) - "Còn 2 tuần nữa là chúng tôi hết thuốc tê. Nếu không có thuốc tê thì nguy cơ đóng cửa rất cao vì 2/3 dịch vụ ngoại trú có sử dụng thuốc tê", Phó Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội) cho biết.
Mổ thành công ca bệnh khó, BV Răng Hàm Mặt TW nhận bằng khen của Thủ tướng

Mổ thành công ca bệnh khó, BV Răng Hàm Mặt TW nhận bằng khen của Thủ tướng

(Dân trí) - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội vừa được nhận bằng khen của Thủ tướng vì đã can thiệp thành công một trường hợp bị khối u dị dạng phức tạp.
Phạt Thẩm mỹ Khơ Thị và phòng khám răng hàm mặt gần 140 triệu đồng

Phạt Thẩm mỹ Khơ Thị và phòng khám răng hàm mặt gần 140 triệu đồng

(Dân trí) - Thanh tra Sở Y tế đã phát hiện và xử lý nghiêm nhiều sai phạm tại khám chuyên khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Khơ Thị và phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hasu Việt Nam.
P/S và Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hợp tác thúc đẩy nghiên cứu khoa học

P/S và Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hợp tác thúc đẩy nghiên cứu khoa học

(Dân trí) - Với sứ mệnh bảo vệ nụ cười Việt Nam, nhãn hàng P/S đã hợp tác với Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam giáo dục, chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học và mầm non trên khắp cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe nha khoa trong cộng đồng.
Tổ chức hội nghị khoa học & triển lãm Răng Hàm Mặt quốc tế lần thứ 11

Tổ chức hội nghị khoa học & triển lãm Răng Hàm Mặt quốc tế lần thứ 11

(Dân trí) - Ngày 22-24/8 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị khoa học & triển lãm răng hàm mặt quốc tế lần thứ 11 (The 11th Vietnam International Dental Exhibition & Congress/ VIDEC 11).
Thông tin chia sẻ
Niềng răng, đừng ham rẻ!

Niềng răng, đừng ham rẻ!

Để có một hàm răng tự nhiên, chắc khỏe nhiều người đã tìm đến niềng răng. Tuy nhiên, hiện nay có không ít người sử dụng gói niềng răng siêu rẻ mà không biết việc làm này ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng.
Nên chỉnh răng vẩu như thế nào?

Nên chỉnh răng vẩu như thế nào?

Răng vẩu là tình trạng hàm trên nhô ra trước so với hàm dưới dẫn đến lệch khớp cắn. Đây là một trong những khuyết điểm làm mất đi vẻ đẹp khuôn hàm do các yếu tố từ xương, hàm và răng gây ra.
Hạn chế nghiến răng khi ngủ

Hạn chế nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là một trong những biểu hiện khi cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài, việc cắn chặt răng khi ngủ có thể dẫn tới một số biến chứng khó lường về răng miệng, ảnh hưởng xấu tới men răng, gây đau răng, hàm và mặt hay nguy hiểm hơn là khiến người bệnh bị đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính, rối loạn thái dương hàm.
Viêm ổ răng khô chữa thế nào?

Viêm ổ răng khô chữa thế nào?

Viêm ổ răng khô (hay viêm xương ổ răng) là biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng. Xử lý viêm ổ răng khô chủ yếu là giảm triệu chứng đau bằng các biện pháp như rửa sạch ổ răng, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau và chăm sóc tại nhà.
Khi nào nên tẩy trắng răng?

Khi nào nên tẩy trắng răng?

Tẩy trắng răng là phương pháp giúp cải thiện vẻ đẹp của hàm răng một cách hiệu quả. Rất nhiều người có nhu cầu tẩy trắng răng để tự tin hơn trong giao tiếp, tuy nhiên vẫn đang băn khoăn là “tẩy trắng răng có tốt không?”, “tẩy trắng răng an toàn không?”