Những người già nhất thế giới có thể có các tế bào siêu miễn dịch hiếm gặp

(Dân trí) - Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những người sống thọ từ 110 tuổi trở lên, có các tế bào siêu miễn dịch nhiều hơn bình thường.

Những người già nhất thế giới có thể có các tế bào siêu miễn dịch hiếm gặp - 1
Bernice Madigan - người sống lâu đời thứ năm trên thế giới cho đến khi bà qua đời ở tuổi 115 vào tháng 1/2015.

"Chìa khóa sẽ là hiểu mục tiêu tự nhiên của các tế bào này là gì, có thể giúp tiết lộ những gì cần thiết cho một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh", các nhà nghiên cứu Kosuke Hashimoto, Nobuyoshi Hirose và Piero Carninci nói.

Carninci và Hashimoto đều là những nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y học tích hợp Riken ở Nhật Bản, trong khi Hirose là nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Y học của Trường Đại học Y Keio ở Tokyo. Họ và các đồng nghiệp của họ muốn phân tích các tế bào miễn dịch hiếm gặp vì nó chưa bao giờ được thực hiện trước đây.

Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, những người sống qua 110 là rất hiếm ngay cả ở Nhật Bản, nơi có những người tuổi thọ đạt tới hơn 81 tuổi đối với nam giới và hơn 87 tuổi đối với phụ nữ vào năm 2018.

Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 61.763 người từ 100 tuổi trở lên sống ở quốc gia này vào năm đó, nhưng chỉ có 146 người từ 110 tuổi trở lên.

Bởi vì các tế bào miễn dịch hiếm gặp rất khó để thu thập các mẫu nên nghiên cứu mới tập trung vào việc thu thập máu toàn phần. Các nhà nghiên cứu đã phân lập các tế bào miễn dịch từ máu của 7 người có tuổi thọ cao hơn bình thường và 5 người tham gia thí nghiệm trong độ tuổi từ 50 đến 80.

Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng một phương pháp tiên tiến để tìm hiểu xem mỗi tế bào miễn dịch đang làm gì. Phương pháp này đo RNA thông tin được tạo ra bởi hàng trăm ngàn gene trong một tế bào. RNA là trung gian chuyển các hướng dẫn di truyền của DNA sang nhân của tế bào, sử dụng các hướng dẫn đó để xây dựng protein.

Bằng cách đọc các thông điệp của RNA thông tin, các nhà nghiên cứu có thể xác định các hoạt động của từng tế bào, xác định hiệu quả và chức năng của nó.

Các mẫu đã thu được hơn 41.000 tế bào miễn dịch từ các đối tượng kiểm soát trẻ tuổi. Phát hiện nổi bật, các tác giả cho biết, một tỷ lệ lớn các tế bào miễn dịch là từ một tập hợp con có tên là CD4 CTL, một loại tế bào trợ giúp tế bào miễn dịch T có thể trực tiếp tấn công và tiêu diệt các tế bào khác.

"Điều này thật đáng ngạc nhiên, vì chúng thường là một loại tế bào hiếm", Hashimoto, Hirose và Carninci viết trong báo cáo.

Nhóm các tế bào CD4, hay các tế bào trợ giúp T, thường không phải là những chiến binh trực tiếp. Những tế bào này giống như chỉ huy, thông báo cho các tế bào miễn dịch khác phải làm gì bằng cách giải phóng các hóa chất gây viêm được gọi là cytokine. Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu. Nhưng CTL CD4 gây độc tế bào, nghĩa là chúng có khả năng thực sự tấn công và tiêu diệt chính kẻ xâm lược.

Các nhà nghiên cứu chia sẻ rằng kết quả cho thấy nhóm người trẻ tuổi có trung bình 2,8%, trong khi những người trên 110 tuổi lại mang đến 25% tế bào siêu miễn dịch.

Mặc dù, nghiên cứu không thể chứng minh ngay lập tức rằng các tế bào miễn dịch là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tuổi thọ cực cao của những người già nhất thế giới nhưng các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ khám phá ra cơ chế hoạt động sâu hơn của những tế bào này làm gì ở người.

"Chúng tôi hi vọng sẽ giải thích thêm tại sao những người này có thể sống trong một sức khỏe rất tốt trong một thời gian dài như vậy trong thời gian tới”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Minh Long

Theo Live Science