Làng cổ - làng khổ, ai hay...

(Dân trí) - Làng cổ, tất nhiên rất cần được bảo tồn. Nhưng trước sự việc chưa có tiền lệ là cư dân Đường Lâm ký đơn xin trả lại danh hiệu mà lẽ ra họ phải rất tự hào, cả những người đã hoặc chưa từng đến Đường Lâm đều hiểu: Chỉ là cực chẳng đã!

Làng cổ - làng khổ thời nay
Người ta chắn ở 3 bề cổng vào Đường Lâm, chặn bất kể ai đi vào, bắt phải mua vé, gửi xe với giá 20.000 đồng/vé (ảnh: Phạm Thị Thảo Giang, nguồn: Lao Động)
Người ngoài “cười nụ”, người trong khóc thầm
 

Cảnh trớ trêu xảy ra ngay tại khu làng cổ vốn xưa kia được rất nhiều tiếng khen, thì nay chính cái cách làm du lịch bị không chỉ người ngoài mà cả cư dân địa phương cũng chê rằng: bóc ngắn cắn dài, không bài bản và càng vắng bóng tính chuyên nghiệp, đã đẩy ngược trở lại tiến trình lẽ ra phải phát triển đi lên (theo mô hình được rất nhiều bạn đọc bình chọn là Phố cổ Hội An):  

Là một trong những cư dân sở tại, nick Cần xem lại  hoainam_87st@yahoo.com.vn nói rõ thêm về những điều khiến giọt nước chịu đựng của chính bao dân làng phải tràn ly:

“Tôi là người gốc Đường Lâm, do điều kiện công việc nên gia đình dọn đã ra ngoài Sơn Tây ở. Vậy mà lâu lâu bạn bè nơi khác về chơi, tôi dẫn về làng cổ, ghé nhà ông chú em của ông nội chơi. Muốn đi qua cổng làng (mọi khi tôi vẫn đi bình thường), giờ bị chặn lại hỏi đi đâu rồi đòi thu tiền. Tôi nói là người ở đây mà họ vẫn không chịu, viện cớ đi đông phải mua vé và rằng họ chỉ bớt cho mấy v . Thật là bức xúc ... Rất mong bài báo này sẽ đến được với những người cần đọc”.

“Cảm ơn nhà báo báo Lãng Quân! Tôi là người con của Đường Lâm cũng không khỏi đau xót, ngậm ngùi về quê hương mình. Tôi thấy rằng làng tôi có cái gì gọi là làng cổ đâu, hàng bao ngôi làng trên đất nước này đẹp hơn nhiều, cổ hơn nhiều. Các cơ quan chức năng cần xem xét lại!!!” Tống Giang: muahoasuanq@yahoo.com

Bức tranh mô tả cách làm du lịch của chính quyền và các ban ngành chức năng Đường Lâm từ góc nhìn của những người “trong nhà” vốn đã đầy rẫy tiêu cực rồi. Với “người ngoài” là những đối tượng chính cần hướng tới, xem ra tình cảnh chỉ càng... xấu dần đi trong mắt ai...

 “Cách đây hai năm khi còn học tại Hà Nội, tôi đã cùng bạn đến Đường Lâm. Lúc đó tâm trạng rất háo hức để  mục sở thị Làng cổ. Nhưng chao ôi, tôi chỉ thấy mỗi cây đa cổng làng là xứng với sự cổ kính thôi. Hôm nay, tôi đang là một du học sinh trên nước bạn, lòng luôn hướng về Tổ quốc, luôn theo dõi sự đổi thay từng ngày của đất nước mình. Nhưng ôi, sao lại vẫn thấy tồn tại nhiều chuyện vô lý vậy, mấy anh chị cán bộ địa phương ơi?!” - Nguyễn Xuân Giang:  haoxing9999@yahoo.com

“Hồi đầu năm tôi có đi tham quan làng cổ Đường Lâm này. Nói chung là đi cho biết thôi, chắc không bao giờ quay trở lại nữa vì lối làm du lịch nhếch nhác, úi xùi theo kiểu tận thu của những người tổ chức. Người dân thì làm theo kiểu ăn theo, không để lại được ấn tượng tốt cho du khách.... Làng thì trông lụp xụp, đúng là có cảm giác người dân nơi đây phải sống cảnh như trong “ấp chiến lược” vì họ quá khổ... Tóm lại, tôn vinh gì thì cũng cần hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân chứ. Không nên cứ bất chấp bao nỗi khổ trong cuộc sống của người dân như vậy để lấy tiền nuôi một số ít người  nào đó. Tôi không hề ngạc nhiên khi người dân nơi đây xin trả lại danh hiệu làng cổ...” - Dinh Cong Bang:  Dinhcongbang@Gmail.com

“Haizzzzzz..Đợt 30-4 đi chùa Thầy, đoàn tôi có rẽ qua làng cổ Đường Lâm. Cũng bị chặn lại buộc mua vé với giá cắt cổ, thái độ thì hạch sách. Thật là nực cười và thấy xấu hổ thay cho cái gọi là làm du lịch “kiểu VN” thế này. Mà gọi là làng cổ nhưng chẳng thấy cổ chút nào, có chăng chỉ là cái cổng làng khá cổ và đẹp. Còn đi vào trong chẳng khác những nơi khác là bao. Chúng tôi bảo nhau sẽ không bao giờ trở lại lần 2!” -  Người gửi: Mai Lan: thuhang12i@yahoo.com.vn

“Tôi chưa được đến Đường Lâm. Nhưng trong trí tưởng tượng của tôi, Đường Lâm là ngôi làng mang vẻ nông thôn, có cây đa đầu làng hay những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát, hay những con đường làng nhỏ, những bức tường rào bằng gạch thô hoặc đá vôi, những ngôi nhà gỗ cổ kính... Thật không ngờ những hình ảnh trên là của ngôi làng cổ Đường Lâm hôm nay, và thật bất bình với cách bảo vệ làng cổ Đường Lâm như thế! Ủng hộ người dân Đường Lâm!” - Mỹ Lệ:  lenhac75@gmail.com

“Thật là buồn cười cho cái cách làm du lịch "kiểu ĐƯỜNG LÂM"!” - King đẹp trai:  hoangletran@yahoo.com
Làng cổ - làng khổ thời nay
Nhà chị Oanh bị cắt điện, nước sinh hoạt 2,5 tháng vì tội lợp cái mái chống nóng như thế này. Giờ chị đã tháo dỡ, nhưng họ vẫn chưa cho phép sử dụng điện nước
Bổn cũ soạn lại

Nghịch lý lại là ở đó,  khi kịch bản này đâu phải là chưa từng xảy ra, vậy mà vẫn... bổn cũ soạn lại và phía chức năng vẫn... chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết. Thế mới lạ và tự chỗ “lạ” dẫn đến bao nghi ngờ cũng là có cơ sở:

 “Chuyện tương tự đã xảy ra với Hội An từ những năm 1990 rồi. Nhà được xét vào loại  ‘cổ” thì người dân không được sửa chữa, chỉ có Nhà nước sửa chữa. Khi đó nhà bị hư hại, chủ nhà báo cáo lên chính quyền thì cũng không được sửa chữa, khiến nhà cửa ngày càng xuống cấp, nhưng chủ nhân thì vẫn không được sửa... Cứ thế quẩn quanh, luẩn quẩn...” - Xuanhutraidat:  xntd@yahoo.com

 “Dân khổ mặc dân, vấn đề là công ty bán vé chắc đã mất một khoản không nhỏ để "bôi trơn"??? Do đó phải đợi... vài năm nữa nhé! Cơ chế là vậy.... Bệnh này ở đâu cũng có thể thấy trên cả đất nước mình!” - Nguyễn Trí Dũng:  bazoka1351@yahoo.com

 “... Việc bắt dân phải gìn giữ làng cổ theo cách đó, theo tôi là không phù hợp với đời sống hiện tại bây giờ nữa đâu, chỉ càng làm khổ dân mà thôi. Sao Nhà nước không cấp cho họ 1 nơi tái định cư để họ có thể sống trong một không gian hiện đại, không bị gò bó bởi 2 chữ " di sản". Rồi Nhà nước đảm trách việc bảo tồn di sản ấy, chứ sống trong nhà mình nhưng lại không có quyền làm những điều mà mình muốn thì...ôi thôi...” - Hoàng Nguyên:  haeki195@gmail.com

Tựu trung lại, có thể thấy cái cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ như Trinh Thuy  thuytrinhthi1406@gmail.com lưu ý:

“Làm du lịch thì cũng phải có quy hoạch chứ, cũng phải cho dân sống được trên chính mảnh đất của mình chứ. Muốn vậy, bảo tồn nhưng cũng phải có cách thức sao cho phù hợp với thời đại, khi suy xét thì các cấp chính quyền cũng nên nghĩ cả cho dân nữa chứ!” – Trinh Thuy:  thuytrinhthi1406@gmail.com

Cuong Linh ttkh_td@yahoo.com đồng thời cũng nhấn mạnh:

“Tôi đã tới mảnh đất 2 Vua & làng cổ. Tôi hoàn toàn nhất trí với bài viết của tác giả. Đề nghị các cấp lãnh đạo Thành phố hãy lắng nghe & sớm xem xét những khó khăn của người dân, để họ được hưởng những lợi ích thực.  Các quốc gia khác họ đã bảo tồn văn hóa truyền thống như Italia, Pháp, Malaysia... người dân họ đâu có phải chịu khổ như vậy...”
Cứ cơ sự  làm dân làng cổ mà khổ thế này, có lẽ chẳng còn cư dân nào muốn sống trong làng cổ được bảo tồn theo "kiểu Đường Lâm" nữa đâu. 

Kiều Anh