1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đầu xuân ghé thăm nhà lưu niệm chí sĩ Phan Châu Trinh

(Dân trí) - Di tích này đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia tại địa chỉ thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Chí sĩ Phan Châu Trinh, tự Tử cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông (Tam Kỳ, Quảng Nam; nay là xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn.


Cổng chính bên ngoài đường dẫn nhà vào lưu niệm

Cổng chính bên ngoài đường dẫn nhà vào lưu niệm

Những khẩu hiệu của chí sĩ Phan Châu Trinh được trang trí bên cạnh lối dẫn vào nhà lưu niệm
Những khẩu hiệu của chí sĩ Phan Châu Trinh được trang trí bên cạnh lối dẫn vào nhà lưu niệm

Thân phụ ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.


Cổng bên trong khu vườn nhà lưu niệm

Cổng bên trong khu vườn nhà lưu niệm

Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần Vương nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.

Khoảng sân trước gian nhà chính
Khoảng sân trước gian nhà chính

Khi thực dân Pháp đang ráo riết xúc tiến việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, hai hiệp ước Quý Mùi (25/8/1883) và Giáp Thân (6/6/1884) đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa đế quốc Pháp, tuy nhiên những người yêu nước Việt Nam không chịu hạ vũ khí vẫn tiếp tục đấu tranh, tiêu biểu là cao trào Cần Vương.

Lối vào một gian nhà phụ
Lối vào một gian nhà phụ

Quê hương Quảng Nam của Phan Châu Trinh là địa phương sớm hưởng ứng phong trào. Lúc đó Phan Châu Trinh mới 15 tuổi nhưng đã bị lôi cuốn vào tư tưởng đấu tranh lúc bấy giờ. Từ đó, ông đã tham gia vào hoạt động cách mạng đánh thực dân Pháp.

Hàng cau bên cạnh nhà chính
Hàng cau bên cạnh nhà chính

Tại Quảng Nam, Phan Châu Trinh gắn liền với phong trào Duy Tân. Với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc Duy Tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh.

Khoảng sân rộng trước gia nhà chính
Khoảng sân rộng trước gia nhà chính

Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lĩnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay…

Giếng xưa bên trong khuôn viên nhà lưu niệm
Giếng xưa bên trong khuôn viên nhà lưu niệm

Phong trào Duy Tân là cuộc cách mạng lớn trên mọi lĩnh vực đầu thế kỷ 20, rất phát triển ở Quảng Nam. Tấm gương kiên trung bất khuất của cụ Phan là niềm tự hào của quê hương Tam Lộc nói riêng của dân tộc Việt Nam và cả thế giới.

Hoa được trang trí ở bậc thềm để đón Tết
Hoa được trang trí ở bậc thềm để đón Tết

Ngay khi ông qua đời, để tưởng nhớ đến ông, ngay tại nền nhà cũ ở Tây Lộc - nơi mà ông sinh sống trong những năm tháng tuổi thơ - chính quyền đã xây dựng một ngôi nhà lưu niệm theo lối kiến trúc cổ, được bao bọc bới những lũy tre làng quanh năm xanh tốt.

Bênh trong gian nhà trưng bày nhiều tư liệu và hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh
Bênh trong gian nhà trưng bày nhiều tư liệu và hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh

Ngôi nhà có 3 gian, 2 chái, gian giữa chủ yếu là đặt bàn thờ, 2 gian hai bên hiện giờ là để chứa đồ đạc. Diện tích ngôi nhà khoảng 130 m², diện tích cả khuôn viên vườn khoảng 200 m².

Tại gian giữa, trên tường xung quanh nhà được treo rất nhiều bức ảnh về những người đã cùng cụ Phan tham gia vào phong trào Duy Tân và các phong trào khác, cũng như những người đã cùng cụ Phan hoạt động tại Pháp.

Công Bính