Thành Lương:

Bí quyết phòng tránh chấn thương trong bóng đá “phủi”

Là cầu thủ chuyên nghiệp nhưng tuyển thủ Quốc gia Phạm Thành Lương vẫn tìm đến với bóng đá mini như một cách để “xin một vé đi tuổi thơ”. Hãy nghe Lương tâm sự về tấm vé đặc biệt này và chia sẻ kinh nghiệm chơi bóng đá “phủi” nhé!

Có gì nghịch lý không khi một cầu thủ chuyên nghiệp như Thành Lương lại gắn bó với bóng đá “phủi”?

Ngày còn nhỏ, Lương vẫn thường tụ tập đá “phủi” cùng bạn bè đó thôi. Bây giờ tuy bận tập luyện, thi đấu nhưng những lúc không phải tập trung dài ngày tự dưng lại muốn xách giày ra sân đá với bạn bè, vừa để thư giãn vừa giữ thể lực, lại còn học hỏi thêm được từ chính những cầu thủ nghiệp dư nữa. Đá “phủi” là nói cho vui miệng thế thôi, đúng ra phải gọi là bóng đá mini.

Đâu là khác biệt giữa bóng đá mini và bóng đá 11 người?

Bóng đá 11 người thi đấu trên sân lớn, cầu thủ có nhiều khoảng trống để di chuyển và phối hợp nên đặt nặng tính chiến thuật. Còn với bóng đá minni, cầu thủ phải xử lí trong phạm vi hẹp, di chuyển không bóng và ban bật nhiều. Người chơi bóng đá mini phải thực sự khéo léo và đảm bảo toàn diện các kỹ năng, tâng bóng, chuyền bóng, rê dắt và sút bóng ở mọi vị trí. Nhưng dù là bóng đá mini hay bóng đá 11 người, đã bước ra sân thi đấu đều máu lửa, quyết liệt như nhau cả.

 Chấn thương là chuyện không thể tránh trong bóng đá
 Chấn thương là chuyện không thể tránh trong bóng đá

Bóng đá mini cũng máu lửa và quyết liệt như thế liệu rằng có thể dẫn đến những chấn thương?

Chấn thương là chuyện không thể tránh trong môn thể thao mang tính đối kháng mạnh như bóng đá. Trên sân bóng mini có diện tích nhỏ, sự va chạm của cầu thủ cũng diễn ra thường xuyên hơn. Khi người chơi đã để hết tâm trí vào trái bóng thì nhiều lúc cũng xảy ra những pha vào bóng hơi quyết liệt vô tình gây đau đớn cho đối phương. Đặc biệt, cổ chân và đầu gối là những vị trí dễ bị tổn thương do người chơi phải vận động với cường độ lớn và thực hiện các động tác kỹ thuật có độ khó cao.

Thành Lương có thể chia sẻ về một số “bí quyết” phòng tránh những chấn thương trong bóng đá mini?

Cũng không có gì lớn lao để gọi là “bí quyết”. Trước khi thi đấu cần phải khởi động thật kỹ nhất là cổ chân và khớp gối. Đặc biệt, sau khi thi đấu cần phải dành thời gian thả lỏng, nhất là với những người mới tập chơi, để tránh căng cơ.

Người mới bắt đầu đến với bóng đá mini cần chú ý nâng dần mức độ vận động, tránh thi đấu liên tục trong thời gian quá dài, xen kẽ chế độ nghỉ ngơi hồi phục hợp lý. Mỗi trận đá chỉ kéo dài 20 -30 phút, sau đó ra nghỉ để người khác vào thay phiên.

Chấn thương rình rập có làm giảm đi sức hấp dẫn của bóng đá mini?

Trong quá trình thi đấu, sẽ rất khó để tránh những chấn thương. Chính vì thế, người chơi nên tự trang bị cho mình một số kiến thức căn bản về cách xử lí chấn thương ở mức độ nhẹ: chườm lạnh, băng nẹp cố định. Đồng thời, người chơi cũng cần chủ động chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau để sử dụng khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt trong thi đấu thể thao cũng như trong đời sống hằng ngày là cần thiết vì đây là cách giúp ta vượt qua cơn đau nhanh chóng và hữu hiệu. Khi cơn đau đã được đẩy lùi thì ta mới có thể chơi thể thao hết mình và các sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ thoải mái, dễ chịu hơn.

 Chấn thương là chuyện không thể tránh trong bóng đá
Việc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt trong thi đấu thể thao cũng như trong đời sống hằng ngày là cần thiết vì đây là cách giúp ta vượt qua cơn đau nhanh chóng và hữu hiệu. Nhóm thuốc điều trị tốt thường phối hợp hai hoạt chất ibuprofen 200mg và paracetamon 325mg có tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả.

Trường Nhân