Nụ cười yêu đời của cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt

(Dân trí) - Ảnh do nhiếp ảnh Lê Quang Long (sinh năm 1993, Quảng Nam) chụp tại Đà Lạt và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng.

Bộ ảnh về cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt được cộng đồng mạng quan tâm.
Bộ ảnh về cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt được cộng đồng mạng quan tâm.

Bộ ảnh được anh Quang Long ghi lại từ khoảnh khắc tình cờ bắt gặp bà cụ đang gánh hàng và mua giấy vụn ngày 17/2 vừa qua tại Đà Lạt.

Anh kể về sự ra đời của bộ ảnh: "Gặp bà tình cờ trên đường đi lang thang ở Đà Lạt, bà đi mua giấy vụn, đang trên đường về. Tôi theo bà gần 2km, bà len lỏi qua các góc hẻm, các các con đường để nhặt giấy và mua của các nhà dân. Đà Lạt vào thời điểm này lạnh lắm, càng về tối cái rét càng đậm hơn.

Trên 70 tuổi mà bà vẫn còn phải lao động trong cái thời tiết này. Bà chuyển vào Đà Lạt được 23 năm từ ngày ông mất, mua 1 cái nhà trong hẻm và sống bằng nghề này. Tôi tâm sự với bà, kể ra mới biết bà cũng là người Quảng Nam, sáng đi làm và chiều tối lại về, ngày qua ngày cứ như vậy. Tôi xin bà chụp một số tấm hình, bà vui vẻ nhận lời và tạo dáng rất vui tươi. Bà kể nhiều về cuộc sống của bà, từ những ngày rét buốt đến lạnh run vẫn phải đi làm, có quá nhiều điều buồn tủi, cơ cực nhưng tôi không tiện kể ra đây, vì đó là những điều quá tế nhị.

Chụp xong bà mời tôi vào uống trà và hỏi tôi "Nãy giờ chụp hết bao nhiêu tiền, bà gởi, film mắc lắm mà con chụp cỡ đó chắc tốn lắm" , bà móc tiền ra đưa cho tôi, mặt bà vừa cười và nói. Tôi đứng lặng nhìn, lần đầu tiên tôi chụp ảnh đời thường mà người khác hỏi để trả tiền cho tôi, tôi từ chối và nói chuyện với bà thêm tí nữa rồi về. Tôi lại có thêm 1 bài học mới, một kỷ niệm mới, đặc biệt có thêm nhiều góc nhìn về những người lao động, trường ảnh mà tôi luôn theo đuổi".

Nụ cười yêu đời của cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt - 2

Sau khi được đăng tải, bộ ảnh Nụ cười đã nhận được hơn 2000 lượt Cảm xúc cùng hàng trăm lượt Bình luận của cộng đồng mạng bởi "Nụ cười" đã ghi lại những cảm xúc chân thực nhất, đánh thức suy nghĩ của biết bao người.

Theo đuổi trường ảnh đời thường, những khoảnh khắc cuộc sống giản dị được anh Long đưa vào từng bức ảnh. Anh Long cho biết, anh đang trên đường hòa nhập vào trường ảnh mình theo đuổi với mong muốn phục vụ những dự định trong tương lai.

Với anh Long, nhiếp ảnh không chỉ là đam mê mà nó đang dần trở thành nghề "kiếm cơm" bởi để theo đuổi, anh đã từ bỏ dở ngành học, trường học danh giá để rẽ ngang con đường.

Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc cuộc sống được nhiếp ảnh Lê Quang Long ghi lại.

Gặp bà tình cờ trên đường đi lang thang ở Đà Lạt, bà đi mua giấy vụn, đang trên đường về. Tôi theo bà gần 2km, bà len lỏi qua các góc hẻm, các con đường để nhặt giấy và mua của các nhà dân.
Gặp bà tình cờ trên đường đi lang thang ở Đà Lạt, bà đi mua giấy vụn, đang trên đường về. Tôi theo bà gần 2km, bà len lỏi qua các góc hẻm, các con đường để nhặt giấy và mua của các nhà dân.

Đà Lạt vào thời điểm này lạnh lắm, càng về tối cái rét càng đậm hơn, trên 70 tuổi mà bà vẫn còn phải lao động trong cái thời tiết này.
Đà Lạt vào thời điểm này lạnh lắm, càng về tối cái rét càng đậm hơn, trên 70 tuổi mà bà vẫn còn phải lao động trong cái thời tiết này.

Bà chuyển vào Đà Lạt được 23 năm từ ngày ông mất, mua cái nhà trong hẻm và sống bằng nghề này. Tôi tâm sự với bà, kể ra mới biết bà cũng là người Quảng Nam, sáng đi làm và chiều tối lại về, ngày qua ngày cứ như vậy.
Bà chuyển vào Đà Lạt được 23 năm từ ngày ông mất, mua cái nhà trong hẻm và sống bằng nghề này. Tôi tâm sự với bà, kể ra mới biết bà cũng là người Quảng Nam, sáng đi làm và chiều tối lại về, ngày qua ngày cứ như vậy.

Tôi xin bà chụp một số tấm hình, bà vui vẻ nhận lời và tạo dáng rất vui tươi. Bà kể nhiều về cuộc sống của bà, từ những ngày rét buốt đến lạnh run vẫn phải đi làm, có quá nhiều điều buồn tuổi, cơ cực...
Tôi xin bà chụp một số tấm hình, bà vui vẻ nhận lời và tạo dáng rất vui tươi. Bà kể nhiều về cuộc sống của bà, từ những ngày rét buốt đến lạnh run vẫn phải đi làm, có quá nhiều điều buồn tuổi, cơ cực...

Chụp xong, bà mời tôi vào uống trà và hỏi tôi: Nãy giờ chụp hết bao nhiêu tiền, bà gởi, film mắc lắm mà con chụp cỡ đó chắc tốn lắm, bà móc tiền ra đưa cho tôi, mặt bà vừa cười và nói.
Chụp xong, bà mời tôi vào uống trà và hỏi tôi: "Nãy giờ chụp hết bao nhiêu tiền, bà gởi, film mắc lắm mà con chụp cỡ đó chắc tốn lắm", bà móc tiền ra đưa cho tôi, mặt bà vừa cười và nói.

Tôi đứng lặng nhìn, lần đầu tiên tôi chụp ảnh đời thường mà người khác hỏi để trả tiền cho tôi, tôi từ chối và nói chuyện với bà thêm chút nữa rồi về.
Tôi đứng lặng nhìn, lần đầu tiên tôi chụp ảnh đời thường mà người khác hỏi để trả tiền cho tôi, tôi từ chối và nói chuyện với bà thêm chút nữa rồi về.

Tôi lại có thêm một bài học mới, một kỷ niệm mới, đặc biệt có thêm nhiều góc nhìn về những người lao động, trường ảnh mà tôi luôn theo đuổi.
Tôi lại có thêm một bài học mới, một kỷ niệm mới, đặc biệt có thêm nhiều góc nhìn về những người lao động, trường ảnh mà tôi luôn theo đuổi.

Nụ cười yêu đời của cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt - 10

Nụ cười yêu đời của cụ bà thu gom giấy vụn ở Đà Lạt - 11

Kim Bảo Ngân

Ảnh: Lê Quang Long