Chọn đường du học thế nào cho đúng?

Số người đi du học vì những mục đích khác nhau đó theo cách du học tự túc càng ngày càng nhiều hơn so với số người đi du học được học bổng. Chính vì vậy việc đưa thông tin phong phú, đầy đủ phục vụ số đông dân chúng du học này trở nên quan trọng.

Hiện nay càng ngày càng có nhiều người đi du học nước ngoài. Người đi du học hiện nay không chỉ là một vài cá nhân suất sắc giống ngày xưa (đỗ thủ khoa vào các trường đại học), không chỉ là những người đạt học bổng của chính phủ hay của Quỹ này quỹ kia, mà người du học ngày nay là những người có nhu cầu được đào tạo ở nước ngoài, quyết định chọn lựa dịch vụ đào tạo của nước ngoài nhằm phục vụ nhiều mục đích, ở mỗi một người lại có sự khác nhau.
 
Hơn thế nữa, số người đi du học vì những mục đích khác nhau đó theo cách du học tự túc càng ngày càng nhiều hơn so với số người đi du học được học bổng. Chính vì vậy việc đưa thông tin phong phú, đầy đủ phục vụ số đông dân chúng du học này trở nên quan trọng.
 
Du học không chỉ dành cho các cá nhân suất sắc

Nhìn lại “lịch sử” du học của nước nhà, thoạt đầu, người đi du học là vài cá nhân suất sắc tự tìm đường ra đi. Lãnh tụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh là những thí dụ tiêu biểu. Sau đó, vẫn là vài cá nhân suất sắc, thi đỗ thủ khoa vào các trường đại học, được nhà nước tuyển đi học nước ngoài. Vì vậy, cá nhân suất sắc thì mới du học nước ngoài dường như trở thành một “truyền thống”. Dường như để giữ gìn truyền thống đó, báo chí và các phương tiện truyền thông hầu như chỉ chú trọng đến việc đưa thông tin học bổng.

Các công ty tư vấn cũng từ đó noi theo, phần lớn giơ tấm biển học bổng ra để chiêu dụ du học sinh. Có những học bổng thực sự là những học bổng toàn phần hay bán phần (ngoài ra còn có những học bổng “giả” sẽ được bàn đến ở phần 2) chỉ có hai “suất”, tức chỉ chọn hai người từ các thí sinh của Việt Nam (ví dụ học bổng ALGANT - Pháp). Lại có những nước không cấp học bổng du học đại học (ví dụ Úc)… Nếu lần lượt đi thống kê hết các quỹ học bổng thì sẽ thấy, số lượng rất hạn chế. Chính vì số lượng hạn chế, cho nên các thí sinh phải cạnh tranh rất dữ dội. Đôi khi những người được chọn chưa chắc đã giỏi hơn những người không được chọn.

Mục đích của người du học ngày nay rất phong phú, không phải chỉ du học bởi vì có học bổng. Nếu xem xét những người đến tư vấn tại văn phòng BridgeBlue 3B Quốc Tử Giám, thì thấy, có những bà mẹ muốn gửi con ra nước ngoài học bởi vị chị muốn ”cho nó học cái phong cách làm việc năng động và hình thành tính tự lập ngay từ bây giờ” (ghi lời chị Nguyễn M.H., công tác tại NXB Phụ nữ).

Vậy là du học đâu chỉ bởi kiến thức, mà du học là để học phong cách sống mới, nhất là cuộc sống phương tây, rời xa vòng tay bao cấp của cha mẹ để trải nghiệm cuộc đời. Cũng có những người muốn học một nghề nghiêm chỉnh, không cần trình độ học vấn cao, cho dễ và còn có thời gian và điều kiện mà đi làm thêm.

Theo bạn Trang tại văn phòng tư vấn BridgeBlue 3B Quốc Tử Giám: “lực học của em trung bình khá thôi chị ạ, mà nhà em cũng không có nhiều tiền, em chẳng muốn học cao, học lấy một cái nghề cho chín để đi làm kiếm tiền”. Hoặc Thanh Thảo hỏi: ‘”em muốn đi du học để mở mang tầm nhìn, anh chị tìm cho em khoá học, trường học hợp sức em, em muốn có thể vừa học vừa đi làm thêm được”.

Bởi vậy, những cá nhân suất sắc đã được chọn để trao học bổng không phải là toàn bộ những người du học và lại càng không phải là chiếm số đông trong số những người du học. Lấy một số liệu ví dụ: mỗi năm có khoảng 5000 học sinh sang Úc học, trong đó có khoảng 200 học sinh có học bổng chủ yếu bậc sau đại học. Chính vì vậy, không phải chỉ cung cấp thông tin học bổng, mà cung cấp thông tin về một hệ thống đào tạo nước ngoài, về thực tế xã hội nơi đó là một nhiệm vụ quan trọng của những người đưa tin.

Tìm hiểu kỹ về học bổng để có lựa chọn đúng
 
Các học bổng của các tổ chức, các chính phủ thường là học bổng toàn phần (ví dụ một số học bổng thạc sĩ của ĐSQ Úc) hay bán phần (ví dụ một số học bổng thạc sĩ của ĐSQ Pháp). Có thể nói đó là những học bổng thực. Ngoài ra, còn có học bổng mà chúng tôi xin phép gọi là “giả”, dân gian hay gọi là học bổng x% học phí.
 
Thực chất, đó chỉ là những khoản tiền giảm học phí nhất định, giống như khi người ta bán hàng có những đợt bán “xôn”, bán giảm giá. Khi các trường đưa ra các loại ‘học bổng” này, họ gọi tên rất đúng, bằng tiếng Anh: “promotion” - khuyến mại! Nhưng không biết ai đã là người rất sáng suốt dịch thành “học bổng”. Điều này không khỏi làm một số cha mẹ học sinh và học sinh nhầm lẫn.
 
Cơ sở đào tạo nước ngoài (ví dụ ở Úc) được tự quyền đặt ra mức học phí họ muốn, rồi giảm một chút để chiêu dụ học sinh tốt hơn. Vì vậy, đứng trước loại học bổng này, du học sinh cần tính toán số học phí thực tế để so sánh so với mức học phí trung bình nhằm đánh giá đúng bản chất “học bổng” và học phí.
 
Thay lời kết: Điều quan trọng nhất khi du học là phải xác định mục tiêu từ đầu và lập kế hoạch sớm.
 
Có như vậy, du học mới đem lại hiệu quả tối ưu và tránh được thất bại khi du học.

Hiện nay văn phòng Bridge Blue tại 3B Quốc Tử Giám đang có các chương trình học bổng như:

Học bổng dự bị đại học 50% học phí

Học bổng đại học 20% học phí

Học bổng thạc sĩ 1000 đô la Úc/kì.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin mời liên hệ với chúng tôi.
Địa chỉ tại 3B Quốc Tử Giám
website: www.bridgeblue.com.au
email: hanoi@bridgeblue.com.au
0984023247/ 7325896
Head Office
Bridge Blue Pty Ltd
Suite 801 level 8, 276 Pitt Street, Sydney 2000 NSW Australia
t: +61292690110 | f: +61292690197
Education | Migration
BRIDGE BLUE ® - a Registered Trade Mark Name in Australian Consultancy Services