Bất động sản giá trị thực được kỳ vọng giúp thị trường vượt qua khó khăn

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thị trường bất động sản trầm lắng sau một thời gian dài phát triển. Nhiều chủ đầu tư ngần ngại ra mắt sản phẩm dù dự án đã có pháp lý hoàn thiện, do chưa dự đoán được nhu cầu của khách hàng địa phương.

Thị trường khó khăn, chủ đầu tư đắn đo

Thị trường bất động sản đang đi qua giai đoạn khó khăn và chưa có dấu hiệu rõ ràng sẽ hồi phục vào thời điểm nào. Theo thống kê, quý I/2023, cả nước có 12 dự án được mở bán. Trong đó, 8/12 dự án là các dự án chung cư. 11/12 là các dự án với sản phẩm hướng đến nhu cầu ở thực, hoặc được truyền thông là sản phẩm phục vụ nhu cầu ở.

Căn nguyên của hiện tượng này đến từ các vấn đề chung của nền kinh tế, tài chính. Lãi suất ngân hàng ở mức cao, lãi vay hơn 10%, lãi suất huy động ở quý I, có thời điểm lên 9,7-10%.

Người mua nhà e ngại về tính thanh khoản cũng như gánh nặng lãi vay trong bối cảnh thị trường còn thiếu ổn định. Bất động sản thời điểm này không còn là "mỏ vàng" đầu tư mà quay về giá trị cốt lõi, phục vụ nhu cầu thực để ở, an cư.

Bất động sản giá trị thực được kỳ vọng giúp thị trường vượt qua khó khăn - 1
Nhiều dự án bất động sản hướng tới nhu cầu ở thực vẫn có thanh khoản tốt (Ảnh: Dự án Diamond Crown Hai Phong).

Đại diện Weland (Công ty tư vấn phát triển bất động sản) cho rằng, giữa bối cảnh đó, dù đã có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện, nhiều chủ đầu tư vẫn e ngại, thiếu tự tin về khả năng đáp ứng nhu cầu thực của sản phẩm. Mặt khác, nếu chưa thể chuyển nhượng hoặc mở bán thành công, chủ đầu tư sẽ phải chịu chi phí tài chính hơn 10%/năm trong thời gian tới.

Đối với các dự án chuẩn bị được ra mắt, bất động sản trong chu kỳ sắp tới được dự báo sẽ là công cuộc "chọn lọc tự nhiên". Những sản phẩm phát triển sơ sài, không đáp ứng đúng - đủ nhu cầu thực tế của khách hàng sẽ bị đào thải.

Theo đại diện Weland, tình trạng này đã xuất hiện tại Hà Nội và TPHCM vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là do số lượng dự án tăng nhanh nhưng chất lượng không khác biệt, nhu cầu và mong muốn của khách hàng không phải yếu tố trọng tâm để phát triển sản phẩm.

Dự báo, kịch bản "chọn lọc tự nhiên" này sẽ diễn ra tương tự tại các thị trường bất động sản lớn, đang phát triển khác như Hải Phòng, Quảng Ninh…

Bất động sản "vượt bão" bằng giá trị thực

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Bất động sản WeLand, điểm cốt lõi của bất động sản giá trị thực là thỏa mãn nhu cầu ở, một nhu cầu cốt yếu, bằng cách đặt giá trị thực của khách hàng làm tiêu chuẩn cao nhất khi thiết kế và xây dựng sản phẩm.

"Dự án áp dụng khái niệm này đã mang lại kết quả kinh doanh ấn tượng. Trong đó, Diamond Crown Hai Phong với hơn 1.000 căn hộ cao cấp, dự án do WeLand tư vấn, đồng hành vẫn cán mốc kinh doanh 100% trong vòng hơn 1 năm mở bán", ông Hùng khẳng định.

Cũng theo ông Hùng, chu kỳ đi lên của bất động sản trong thời gian tới sẽ là thời hoàng kim của bất động sản giá trị thực. Nhận định này được khẳng định dựa trên hai cơ sở. Đầu tiên, nền kinh tế vừa trải qua thời kỳ trầm lắng, khách hàng có xu hướng quay về với những giá trị tiêu dùng thực.

Thứ hai, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam ngày càng cao, dân số trẻ. Người dân hướng đến nâng tầm chất lượng sống, xây dựng phong cách sống. Nhu cầu đầu tư, đầu cơ có thể suy giảm còn nhu cầu ở thực sẽ không bao giờ biến mất.

Bất động sản giá trị thực được kỳ vọng giúp thị trường vượt qua khó khăn - 2
The Sapphire Mansion, một dự án do WeLand phát triển kinh doanh hướng tới nhóm khách hàng cao cấp tại Hạ Long (Ảnh minh họa: Weland).

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chất lượng sống sẽ phụ thuộc vào tọa độ địa lý, tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa phương. "Không thể áp dụng một công thức phát triển chung cho bất động sản. Ví dụ, nhu cầu của khách hàng Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long là chuẩn sống sang, sống chất với những giá trị tiện nghi chất lượng, cao cấp quốc tế. Nhu cầu tại các tỉnh, thành phố đang phát triển như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang là những khu đô thị xanh với hệ thống tiện ích đồng bộ, bài bản, sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu an cư, vừa có khả năng kinh doanh, thương mại…", ông Hùng nói.

Cũng theo vị đại diện WeLand, các trụ cột của bất động sản giá trị thực là 3 yếu tố căn bản: vị trí, tiện ích, và thiết kế. Song, thách thức lớn nhất đối với chủ đầu tư là "thoát" được góc nhìn chủ quan và mắc phải những sai lầm phổ biến như: xác định sai nhu cầu khách hàng, không cải tiến sản phẩm, thiết kế không phù hợp với hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, diện tích quá nhỏ hoặc quá lớn, tiện ích chỉ hào nhoáng nhưng không thiết thực…

Theo ông Hùng, mấu chốt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các chủ đầu tư cần tránh tối đa việc mắc lỗi trong khâu thiết kế sản phẩm. Cùng với những dự án đã hoàn thiện pháp lý, tưởng chừng như khó thay đổi được về sản phẩm lại càng cần rà soát, xem xét kỹ để dự án được khoác lên mình một bộ áo phù hợp hơn và đánh đúng tâm lý của tập khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất.

"Để đảm bảo điều này, sự đồng hành của một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp là quan trọng và cần thiết. Đứng dưới góc nhìn khách quan, vai trò của đơn vị tư vấn là mang đến sự thấu hiểu toàn diện về bối cảnh kinh tế, xã hội, tâm lý của khách hàng thông qua các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp", ông Hùng chia sẻ.

WeLand là đơn vị có vai trò tư vấn và phát triển kinh doanh với nhiều chủ đầu tư lớn trên thị trường như DOJI Land, MBLand, N.H.O, BRG, Handico 6… đi cùng thành công trong nhiều dự án lớn như Diamond Crown Hai Phong, The Sapphire Mansion (Hạ Long), Dragon Castle Ha Long, Stellar Garden (Hà Nội), Beriver Jardin (Hà Nội)…

WeLand cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam được "DOT Property Award" xét chọn là "Đơn vị tư vấn phát triển bất động sản tốt nhất Việt Nam" trong 2 năm liên tiếp 2021, 2022.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0985 959 494

Website: https://weland.com.vn/vi/